Theo giới quan sát, dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump được Quốc hội Mỹ thông qua hôm 3/7 đã giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ trước mắt, nhưng lại khiến các vấn đề nợ công dài hạn trở nên trầm trọng hơn.
Ngày 29/6, các nhà hoạt động đã tuần hành dưới cái nóng như thiêu đốt ở thành phố Seville, miền Nam Tây Ban Nha, kêu gọi xóa nợ, công bằng trong việc xử lý các vấn đề khí hậu và đánh thuế giới siêu giàu.
Chính phủ Pháp vừa công bố kế hoạch cắt giảm thêm 4,7 tỷ euro (tương đương khoảng 5,03 tỷ USD) chi tiêu trong năm 2025 nhằm kiềm chế thâm hụt ngân sách, trong bối cảnh tổng nợ công quốc gia đã đạt mức kỷ lục mới.
Cuộc khủng hoảng lương hưu đang đe dọa làm đảo lộn nền tài chính của Pháp.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 11/6, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết Chính phủ Mỹ sẽ cạn kiệt khả năng vay còn lại theo trần nợ liên bang trong khoảng thời gian từ giữa đến cuối mùa hè.
Ukraine chính thức tuyên bố vỡ nợ công cụ tài chính gắn với GDP, làm dấy lên lo ngại về khả năng chi trả và tương lai tái thiết sau xung đột. IMF cảnh báo rủi ro lớn với gói hỗ trợ quốc tế.
Mỹ đối mặt nguy cơ suy yếu toàn diện khi nợ công đạt mức kỷ lục, xếp hạng tín dụng sụt giảm và niềm tin toàn cầu vào hệ thống tài chính ngày càng giảm sút, trong khi các chính sách của Tổng thống Donald Trump bị cho là làm trầm trọng thêm tình hình.
Các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.
Giá vàng thế giới tăng lên mức cao nhất hai tuần trong phiên giao dịch ngày 22/5, khi nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn trước những lo ngại về quy mô nợ công của Mỹ và nhu cầu đối với trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 20 năm suy yếu – dấu hiệu cho thấy xu hướng thờ ơ với tài sản Mỹ.
Kỷ lục gần đây nhất “là ngay sau một cuộc chiến tranh thế giới, và lần này chúng ta dự kiến sẽ đạt được nó trong bối cảnh nền kinh tế mạnh mẽ, sự tương phản đó thật đáng kinh ngạc”.
Những bất ổn liên quan đến thương mại, khối nợ công phình to và niềm tin suy giảm đã gây áp lực lên các tài sản của Mỹ, trong đó USD là một “nạn nhân”.
Chỉ số tổng hợp S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 19/5 sau khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Mỹ từ Aaa xuống Aa1. Moody’s lo ngại khoản nợ công của Mỹ ngày càng tăng và có thể còn “phình” to hơn nữa.
Generali, tập đoàn bảo hiểm hàng đầu Italy có lịch sử từ thế kỷ 19, đang trở thành tâm điểm của cuộc tranh giành quyền lực giữa các tỷ phú và giới tinh hoa tài chính Milan, trong bối cảnh khối nợ công khổng lồ của Italy đang chịu áp lực ngày càng lớn.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cảnh báo rằng nếu Đạo luật Việc làm và Cắt giảm Thuế được gia hạn vĩnh viễn, nợ công của Mỹ có thể vượt 200% GDP vào năm 2047 và chạm mốc 250% GDP vào năm 2054.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 13/2, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Trần nợ công của Mỹ đã được khôi phục vào ngày 2/1, trở thành một thách thức gây chia rẽ mà các nghị sỹ Đảng Cộng hòa phải đối mặt vào năm 2025.
Ngày 27/12, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo nước này có thể chạm trần nợ công, sớm nhất vào giữa tháng 1/2025, đồng thời kêu gọi Quốc hội "hành động để bảo vệ lòng tin và mức độ tín nhiệm" của đất nước.
Ngày 20/12, Viện Thống kê của Pháp (INSEE) công bố số liệu cho thấy nợ công tiếp tục tăng trong quý III/2024, tạo thêm thách thức cho tân Thủ tướng Francois Bayrou.
Trong bối cảnh nguy cơ chính phủ Mỹ đóng cửa đang cận kề, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã mạnh mẽ ủng hộ một kế hoạch mới của Đảng Cộng hòa, nhằm kéo dài hoạt động của chính phủ và giải quyết vấn đề trần nợ công.