Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục các vụ kiện chống độc quyền đối với Amazon và Meta nhằm duy trì sức ép đối với sự thống trị của các tập đoàn công nghệ.
Tập đoàn công nghệ Meta mới đây thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm nhỏ đầu tiên về quảng cáo trên mạng xã hội Threads khi "ông lớn" này chuẩn bị bước vào giai đoạn kiếm tiền từ Threads.
Ngày 21/1, Meta đã công bố một sáng kiến thú vị nhằm thu hút các người sáng tạo nội dung nổi bật từ TikTok sang các nền tảng của mình.
Ngày 14/1, trang tin tức Bloomberg đưa tin công ty công nghệ Meta đang lên kế hoạch sa thải khoảng 3.600 nhân viên được xác định là có hiệu suất làm việc kém và thay thế họ bằng những nhân viên mới.
Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg mới đây đã lên tiếng về chính sách chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) đối với các tập đoàn công nghệ Mỹ.
Ngày 10/1, Meta - công ty mẹ của Facebook, thông báo sẽ dừng toàn bộ các chính sách về đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI). Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.
Ngày 10/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ trích Meta vì bỏ chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba trên mạng xã hội Facebook và Instagram tại Mỹ.
Ngày 9/1, Tổng thống Brazil Lula da Silva chỉ trích quyết định của Meta về nới lỏng chính sách kiểm duyệt nội dung, coi bước đi này là "rất nghiêm trọng" bởi sẽ dẫn đến thông tin sai lệch và nguy cơ phát tán ngôn từ mang tính kích động thù hận.
Quyết định bất ngờ của Giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg về các quy định nội dung của Meta đang tạo áp lực lớn đối với Liên minh châu Âu (EU) trong việc khẳng định quyền lực nhằm điều chỉnh hành vi của các tập đoàn công nghệ lớn hoạt động tại khu vực.
Ngày 7/1, việc hãng Meta quyết định chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba tại Mỹ đã vấp phải sự phản đối của các nhà nghiên cứu, do lo ngại điều này có thể dẫn đến những thông tin sai lệch.
Ngày 7/1, tỷ phú Mark Zuckerberg thông báo rằng Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác của Meta sẽ thay đổi một số chính sách kiểm duyệt để trở thành nền tảng tự do ngôn luận.
Ngày 7/1, công ty Meta thông báo đang điều chỉnh đáng kể chính sách kiểm duyệt nội dung, trong đó chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba tại Mỹ và chuyển sang hình thức "Ghi chú cộng đồng" cho phép người dùng góp ý xác minh thông tin.
Cựu Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg ngày 2/1 thông báo ông sẽ từ chức Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta, công ty mẹ của Facebook.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).
Công ty công nghệ Meta ngày 16/12 đã công bố một loạt nâng cấp mạnh mẽ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cho dòng kính thông minh Ray-Ban Meta, biến thiết bị này thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong cuộc sống hàng ngày.
Sau Meta, các “đại gia” công nghệ khác của Mỹ gồm OpenAI và Amazon đang lên kế hoạch tài trợ cho công tác chuẩn bị lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, mới đây đã xác nhận khoản quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ngày 12/12, hãng CNN đưa tin tập đoàn Meta đã xác nhận việc quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Ngày 11/12, Cơ quan Bảo vệ dữ liệu cá nhân của Thổ Nhĩ Kỳ (KVKK), đã xử phạt hành chính đối với Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Instagram 11,5 triệu lira (khoảng 330.000 USD) vì những xâm phạm liên quan đến quyền riêng tư của trẻ vị thành niên.
Ngày 11/12 theo giờ Thái Bình Dương, các ứng dụng Facebook, Instagram, Messenger, WhatsApp và Threads của "gã khổng lồ" công nghệ Meta đã đồng loạt ngừng hoạt động trên toàn cầu do "sự cố kỹ thuật".