Không có trình độ, nghề nghiệp ổn định, nhiều lao động trong nước đã nhẹ dạ, cả tin vào lời quảng cáo làm việc tại Campuchia với mức thu nhập “khủng” từ 500 USD đến hơn 1.000 USD mỗi tháng. Nhiều người đã tìm cách xuất cảnh trái phép sang nước bạn rồi trở thành nạn nhân của trò lừa mua bán lao động "chui" trên đất khách.
Nhiều người lao động ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đi xuất khẩu lao động "chui" với mong muốn thoát nghèo nhưng cuối cùng phải trở về tay trắng, mang theo gánh nặng nợ nần, thậm chí có trường hợp bị thiệt mạng nơi xứ người.
Ước mơ đổi đời, tìm một cuộc sống mới ở những vùng đất hứa – là ước mơ của rất nhiều người di cư. Thế nhưng đằng sau những ước mơ ấy, người ta không lường hết được những nguy hiểm đang rình rập, những cảnh lao động chui lủi không giấy phép, cuộc sống như nô lệ của nhiều lao động nhập cư trái phép.
Trước tình trạng lao động vượt biên đi làm thuê, các đơn vị chức năng tỉnh Cao Bằng đã và đang triển khai nhiều văn bản, kế hoạch triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật nước ngoài.
Lao động vượt biên trái phép sang nước bạn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong quá trình làm thuê ở nước ngoài, nhiều trường hợp lao động đã bị quỵt tiền, bóc lột công sức lao động.
Tại Cao Bằng, tình trạng lao động tự do vượt biên trái phép sang nước bạn làm thuê đang có chiều hướng gia tăng.
Dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra song tình trạng vượt biên đi lao động trái phép vẫn đang là vấn đề nhức nhối của nhiều địa phương có đường biên giáp với nước bạn.
Người dân xuất cảnh trái phép sang lao động “chui” ở Trung Quốc với mong muốn có thu nhập cao, nếu may mắn khi về quê, đời sống sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, phần lớn vượt biên sang Trung Quốc lao động trái phép đã bị bắt, bị giam và trở về với... hai bàn tay trắng.
Sau khi thu lệ phí mỗi người từ 100 triệu đồng tới 10.000 USD, Hạnh cùng đồng bọn đã đưa trót lọt được 7 người có nhu cầu ra nước ngoài lao động qua cửa khẩu Sân bay Nội Bài. Tuy nhiên, chỉ sau ít ngày trốn ở lại Hàn Quốc, nhóm người ra nước ngoài lao động chui đã bị ngành chức năng nước sở tại phát hiện và trục xuất về Việt Nam.
5 tháng đầu năm nay trong các cuộc thanh tra đột xuất Cơ quan thanh tra nhà nước CH Séc đã phát hiện 950 lao động bất hợp pháp và xử phạt các chủ lao động tổng cộng hơn 32,5 triệu koruna (1,2 triệu euro).
Theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH), hiện vẫn còn 15 tỉnh thành có nhiều lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Tại Ukraine, cứ ba người thì có một người làm việc không đăng ký chính thức, doanh thu từ thị trường lao động đen nước này trị giá hơn 200 tỷ hryvnia (15,42 tỷ USD).
Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết đây là hai lao động sang Hàn Quốc theo Chương trình Cấp phép việc làm (EPS), tuy nhiên đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng.
Có một số nguyên nhân đã được chỉ ra: Do ý thức kém của người lao động, do nhu cầu sử dụng lao động "chui" tại địa bàn vẫn cao; do thiếu ràng buộc pháp lý khi ký kết hợp đồng, do chế tài xử phạt của phía Hàn Quốc...