Để góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp), UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành văn bản triển khai "Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp".
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế để hình thành phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, thời gian qua nhiều địa phương đã xây dựng hệ sinh thái gắn với phong trào khởi nghiệp. Từ đó, có sự hỗ trợ liên kết giữa các địa phương, các dự án khởi nghiệp sẽ có thị trường rộng lớn để kinh doanh, doanh nghiệp trẻ sẽ có dịp cọ xát, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển.
Do thị trường hàng hóa tiêu dùng bị tác động bởi dịch COVID-19 và sức mua giảm mạnh sau Tết Nguyên đán 2021, nên một số nông sản thực phẩm địa phương gặp khó khăn về tiêu thụ.
Mỗi dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương sẽ được hỗ trợ tối đa 12 tỷ đồng. Đây là thông tin được ông Trần Văn Quân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đưa ra tại Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân năm 2020-2021 và Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương tổ chức ngày 20/11.
Chiều 27/11, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.