Ngày 17/9, Jama'at Nusrat al-Islam wal Muslimeen (JNIM) - nhóm Hồi giáo cực đoan có quan hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda, tuyên bố đã tiến hành vụ tấn công vào một sân bay quân sự và trung tâm huấn luyện tại thủ đô Bamako của Mali, gây thiệt hại nặng về người và vật chất.
Ngày 15/4, tại cuộc gặp ở thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Iraq Mohamed Shia al-Sudani đang ở thăm nước này đã nhất trí duy trì nỗ lực hướng tới việc rút liên minh quân sự, do Mỹ dẫn đầu, nhằm chống lại các phần tử Hồi giáo cực đoan ở quốc gia Trung Đông này.
Văn phòng Liên hợp quốc tại Nigeria cho biết ít nhất 200 người đã bị các phần tử Hồi giáo cực đoan bắt cóc tại một khu vực ở Đông Bắc nước này. Phần lớn nạn nhân là phụ nữ và trẻ em đang trú tại các trại dành cho người lánh nạn bạo lực ở Đông Bắc Nigeria.
Ngày 21/2, các nguồn tin Liên hợp quốc cho biết hàng nghìn người ở miền Bắc Mozambique đã buộc phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn do đợt bùng phát bất ổn mới tại khu vực các phần tử nổi dậy Hồi giáo cực đoan thường hoành hành.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, 5 dân thường thiệt mạng và 10 người khác bị thương sau một vụ nổ bom ở thủ đô Mogadishu của Somalia do các chiến binh của nhóm Hồi giáo cực đoan al-Shabab tiến hành.
Hãng tin Reuters dẫn lời Thiếu tá Hassan Ali - quan chức quân đội Somalia, ngày 10/1 thông báo các phần tử Al-Shabab đã bắt giữ một trực thăng của Liên hợp quốc (LHQ) chở 2 công dân Somalia và một số người nước ngoài khi chiếc máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống khu vực do nhóm Hồi giáo cực đoan này kiểm soát.
Jama'at Nusrat al-Islam wal Muslimeen (JNIM) - một nhóm Hồi giáo cực đoan có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda, tuyên bố đã chiếm giữ một căn cứ quân sự ở phía Bắc Mali hôm 24/11, đồng thời gây thiệt hại nặng nề cho quân đội nước này.
Giới chức an ninh châu Âu đang nhận thấy nguy cơ gia tăng số vụ tấn công từ những phần tử Hồi giáo bị cực đoan hóa bởi cuộc chiến Israel-Hamas.
Theo hãng tin AFP, các phần tử Hồi giáo cực đoan ở miền Đông Bắc Nigeria đã sát hại ít nhất 37 người dân trong 2 vụ tấn công khác nhau ở bang Yobe.
Diễn biến bất ổn tại Niger khiến các chuyên gia quan ngại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh khu vực. Nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan khác nhau đang hoạt động xung quanh Niger.
Một vụ tấn công khủng bố do các phần tử Hồi giáo cực đoan Al-Shabaab thực hiện ở thủ đô Mogadishu của Somalia ngày 21/2 đã làm 10 dân thường thiệt mạng.
Ngày 8/2, Cơ quan An ninh Thụy Điển SAPO cho biết nước này đã trở thành tâm điểm chú ý của các phần tử Hồi giáo cực đoan trên toàn cầu sau khi xảy ra một số vụ việc, trong đó có vụ đốt kinh Koran nơi công cộng gần đây.
Tiếp tục thông tin về vụ bắt giữ nghi can âm mưu tấn công khủng bố bằng chất độc hóa học ở Đức, truyền thông sở tại ngày 8/1 cho biết đối tượng đã bị theo dõi từ vài ngày trước do bị nghi lên kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công khủng bố theo kiểu Hồi giáo cực đoan.
Quân đội quốc gia Somalia (SNA) đã tiêu diệt 67 phần tử thuộc nhóm Hồi giáo cực đoan al-Shabaab trong một chiến dịch thực hiện xuyên đêm tại khu vực Middle Shabelle, miền Nam nước này.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn truyền thông khu vực cho biết các lực lượng an ninh Somalia, được hỗ trợ của các đối tác quốc tế, đã tiêu diệt 88 phần tử của nhóm Hồi giáo cực đoan al-Shabaab trong chiến dịch mới nhất ở nước này.
Ngày 6/12, Tổng thống Somalia Hassan Sheikh Mohamud cho biết quân đội và các lực lượng dân quân nước này đã giành lại một thị trấn chiến lược bị lực lượng Hồi giáo cực đoan Al-Shabaab chiếm giữ kể từ năm 2016.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, giới chức Somalia ngày 9/11 cho biết quân đội và các lực lượng dân quân nước này đã tiêu diệt ít nhất 20 tay súng thuộc lực lượng Hồi giáo cực đoan Al Shabaab trong chiến dịch truy quét mới nhất tại các thị trấn ở miền Trung nước này.
Ngày 9/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định rằng nước này đã hoàn tất chiến dịch Barkhane về chống lực lượng Hồi giáo cực đoan tại châu Phi sau hơn một thập kỷ, đồng thời thừa nhận cần xây dựng một “chiến lược mới” cùng các đối tác khu vực.
Ngày 21/8, lực lượng chức năng Somalia đã kết thúc chiến dịch bao vây khách sạn Hayat ở thủ đô Mogadishu, giải cứu trên 100 con tin bị các phần tử Hồi giáo cực đoan bắt giữ.
Ngày 15/8, Pháp tuyên bố những binh sĩ cuối cùng tham gia chiến dịch Barkhane ở Mali hiện đã rút khỏi sau gần 10 năm tham chiến nhằm đẩy lùi các lực lượng nổi dậy Hồi giáo cực đoan tại quốc gia Tây Phi này.