Ngày 20/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo kế hoạch xóa khoản nợ 4,7 tỷ đô la cho Ukraine, một phần trong nỗ lực giúp Kiev trước khi ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng.
Mỹ đã trì hoãn trong việc cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine, dù loại vũ khí này có thể giúp Kiev lợi thế trên chiến trường. Nguyên nhân xuất phát từ nguồn cung hạn chế, giải pháp thay thế hiệu quả của Ukraine, và lo ngại về nguy cơ leo thang căng thẳng với Nga.
Cùng với việc dự đoán thời điểm khắc nghiệt nhất của Ukraine trong cuộc chiến với Liên bang Nga, ông Rutte cho rằng NATO phải và sẽ làm nhiều hơn để giúp Kiev.
Người đứng đầu lực lượng hải quân Ukraine tuyên bố các tàu này sẽ giúp Kiev mở rộng khả năng trên khắp Biển Đen.
Theo một tài liệu dự thảo, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra các cam kết hỗ trợ an ninh lâu dài cho Ukraine, đảm bảo cung cấp thêm vũ khí cũng như các viện trợ khác cho Kiev và giúp Kiev huấn luyện quân sự trong nhiều năm tới.
Mối quan hệ hợp tác tình báo giữa Ukraine và Mỹ bén rễ từ một thập kỷ trước, nhưng luôn trong màn bí mật. Lần đầu tiên, nhiều chi tiết về việc tình báo Mỹ giúp Kiev chống lại Moskva, bao gồm việc thiết lập 12 căn cứ bí mật trên lãnh thổ Ukraine, đã bị tiết lộ.
Chiến lược cầm cự của Ukraine cho phép giảm thiểu tổn thất về nhân lực và trang thiết bị, đồng thời giúp Kiev và các đối tác phương Tây có thêm thời gian để huấn luyện binh sĩ và củng cố nguồn cung cấp vũ khí.
Tổng thống Zelensky cho biết vẫn trông cậy vào sự hỗ trợ của Washington để giúp Kiev mình vượt qua khó khăn và sự viện trợ của Mỹ là “rất quan trọng” đối với Ukraine trong việc duy trì khả năng đối đầu với các lực lượng Nga.
Hôm 3/10, Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis kêu gọi NATO nên đảm bảo an ninh cho Ukraine. Đồng thời, ông nói rằng phương Tây phải có lập trường vững chắc hơn để giúp Kiev giành chiến thắng trước Nga.
Phát biểu từ Nhà Trắng hôm 1/10 sau khi ký gói tài trợ ngăn không để chính phủ đóng cửa vào phút cuối mà không có phần hỗ trợ cho Ukraine, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhấn mạnh: “không có nhiều thời gian” để giúp Kiev.
Trong khi phương Tây phần lớn ủng hộ Ukraine, cam kết làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp Kiev trong cuộc đối đầu với Moskva, thì nhiều người ở Nam bán cầu lại có quan điểm khá khác.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 24/2 đã công bố khoản viện trợ bổ sung trị giá 2,5 tỷ USD cho Ukraine, nhằm giúp Kiev tăng cường ngân sách và duy trì các dịch vụ thiết yếu trong bối cảnh xung đột với Nga.
Cựu Tư lệnh Lục quân Ba Lan đề xuất huy động người tị nạn Ukraine để huấn luyện rồi gửi ra tiền tuyến, đồng thời cho rằng vũ khí do phương Tây gửi đến chỉ giúp Kiev chiến đấu chứ không mang tới chiến thắng.
Nhà Trắng cho biết ngày 9/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt khoản viện trợ quân sự mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine nhằm giúp Kiev tăng cường năng lực phòng không.
Các UAV do Baykar cung cấp cho Ukraine là công cụ giúp Kiev phòng thủ hiệu quả trước các hệ thống thiết giáp và phòng không của Nga trong vài tuần đầu tiên của cuộc xung đột.
Mỹ có thể gửi một số tên lửa MIM-23 Hawk mà quân đội nước này không còn sử dụng trong hàng thập kỷ cho Ukraine, giúp Kiev tăng cường khả năng phòng không chống lại các tên lửa của Nga.
Quốc hội Mỹ mới đây đã thông qua gói viện trợ bổ sung trị giá hơn 12 tỷ USD cho Ukraine, trong đó có cả khoản tiền giúp Kiev ứng phó với sự cố an ninh hạt nhân tiềm tàng.
Ngày 8/7, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine - ông Oleksiy Danilov - khẳng định nguồn cung vũ khí chính xác cao của phương Tây đang giúp Kiev tại thực địa, nhưng lượng vũ khí này là không đủ và các binh sĩ Ukraine cần có thời gian để học cách sử dụng.
Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov tuyên bố tên lửa diệt hạm Harpoon do Đan Mạch cung cấp sẽ giúp Kiev giành lại vùng biển quan trọng ở Biển Đen và bảo vệ an toàn thành phố cảng chiến lược Odessa.
Washington được cho là đang xem xét cung cấp các tên lửa uy lực hơn để giúp Kiev phá vỡ cuộc phong tỏa của hải quân Nga đối với các cảng bên bờ Biển Đen.