Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, các tiết học giáo dục địa phương, các tiết học trải nghiệm được các trường phổ thông trên địa bàn Nghệ An xem như một môn học chính khóa và kỳ vọng sẽ tạo được sự hứng thú cho học trò bởi sự mới mẻ, gần gũi và thiết thực. Quá trình thực hiện, vượt lên những khó khăn, nhiều nhà trường cũng đã linh hoạt trong quá trình tổ chức.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước thiếu hơn 5.000 giáo viên nghệ thuật để phục vụ cho Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Theo lộ trình, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ bắt đầu triển khai từ lớp 1 trong năm học 2020 – 2021, những học sinh học chương trình này sẽ được học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, nhiều địa phương có áp lực dân số cao lo ngại khó đảm bảo 100% học sinh được học 2 buổi/ngày.
Giáo viên được xem là yếu tố quyết định sự thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Chiều 9/1, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với các điểm cầu trên khắp cả nước. Hội nghị chỉ ra bốn điểm nổi bật trong chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới và thảo luận đề ra các mục tiêu trong 3 năm tới (2019 - 2021).
Chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết, đánh giá Chương trình Giáo dục Phổ thông (GDPT), sách giáo khoa (SGK) hiện hành của Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh Chương trình (CT) GDPT mới phải có tính kế thừa cao, đồng thời phải tạo ra động lực phát triển mới cho GDPT.