Nguồn cung khí đốt từ Azerbaijan đến Serbia và Bulgaria đã bị gián đoạn do sự cố kỹ thuật tại giàn Alpha thuộc mỏ khí Shah Deniz ngoài khơi Biển Caspi.
Serbia đang đứng trước thách thức nghiêm trọng về an ninh năng lượng khi cùng lúc chịu tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành khí đốt trong nước và việc Azerbaijan ngừng cung cấp khí đốt.
Azerbaijan muốn tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu bằng cách tăng gấp ba sản lượng tại mỏ Absheron sau khi Liên bang Nga bắt đầu ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine từ ngày 1/1/2025 do thỏa thuận quá cảnh 5 năm giữa Moskva (Moscow) và Kiev hết hạn.
Ngày 10/1, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết rằng Gazprom - tập đoàn năng lượng lớn nhất của Nga - sẽ tìm giải pháp thay thế nhằm duy trì nguồn cung khí đốt cho Slovakia sau khi tuyến trung chuyển qua Ukraine chấm dứt.
Lãnh đạo khu vực Transnistria của Moldova đã kêu gọi người dân đốt củi để sưởi ấm và cảnh báo rằng mất điện là điều không thể tránh khỏi sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt qua Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho hay nước này coi Mỹ và Ukraine là hai nước phải chịu trách nhiệm về việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu thông qua Ukraine.
Nỗi lo về cuộc khủng hoảng năng lượng mới đã nhen nhóm trở lại ở châu Âu, trong bối cảnh Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine.
Liên bang Nga bắt đầu ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine từ ngày 1/1/2025 khi thỏa thuận quá cảnh 5 năm giữa hai nước hết hạn, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ thống trị thị trường khí đốt châu Âu của Moskva (Moscow).
Bản tin nóng thế giới sáng 1/1 có những nội dung sau đây: - Liên bang Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu; - Ukraine tấn công kho dầu của Liên bang Nga ở vùng Smolensk; - Mỹ tấn công Houthi tại thủ đô Yemen; - Phần Lan điều tra 7 thuyền viên vụ cắt cáp ngầm.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 28/12, tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova từ ngày 1/1/2025 do tranh chấp nợ.
Ngày 25/12, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tuyên bố Moskva sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu qua nhiều tuyến đường, không chỉ bằng đường trung chuyển qua Ukraine.
Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp với Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin để thảo luận về khả năng Nga tiếp tục cung cấp khí đốt trong thời gian tới cũng như tình hình liên quan cuộc chiến giữa Nga – Ukraine hiện nay.
Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Dẫn nguồn tin từ đơn vị vận hành dự án PipeChina, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, dự án đường ống lớn Tuyến phía Đông (East Route) cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga từ Siberia đến miền Đông Trung Quốc đã hoàn thành.
Giá khí đốt ở châu Âu đã vượt mức 14,16 USD/MMBtu (triệu đơn vị nhiệt Anh), tương đương khoảng 46 EUR (48,6 USD) cho mỗi megawatt-giờ (MWh). Nguyên nhân chính là do Nga ngừng cung cấp khí đốt cho tập đoàn năng lượng OMV của Áo, khiến nguồn cung giảm và giá cả tăng mạnh.
Nga đã dừng cung cấp khí đốt cho Áo vào thứ Bảy (16/11) do vấn đề liên quan đến thanh toán, nhưng vẫn cung cấp khối lượng ổn định đến châu Âu qua Ukraine sau khi những khách hàng còn lại vẫn có nhu cầu muốn mua.
Áo thông báo họ có thể đối phó với việc mất đi nhà cung cấp khí đốt chính, với các nguồn dự trữ và năng lượng thay thế.
Theo mạng tin Oilprice.com ngày 7/11, Nga đã đề xuất rằng các nước châu Âu nên đàm phán trực tiếp với Ukraine về việc tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua đường ống dẫn khí đốt của Ukraine sau khi thỏa thuận hiện tại hết hạn vào cuối năm 2024.
Báo Vedomosti dẫn số liệu của tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom ngày 2/10 cho biết nguồn cung cấp khí đốt Nga cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Moldova, quá cảnh qua Ukraine, trong tháng 10/2024 đã tăng lên mức gần mức tối đa có thể về mặt kỹ thuật.
Quyết định này không nhằm cắt đứt quan hệ mà là một bước đi chiến lược để hai bên điều chỉnh và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới, trong bối cảnh môi trường kinh tế và địa chính trị khu vực thay đổi.