Ngày 16/12, Ngoại trưởng Slovakia Juraj Blanar thông báo Liên minh châu Âu (EU) đã chấp thuận gia hạn 6 tháng việc miễn trừ xuất khẩu các sản phẩm dầu có nguồn gốc từ dầu của Nga sang CH Séc.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 19/2 tuyên bố Moskva sẽ cấp cho La Habana 2 khoản tín dụng để mua các sản phẩm dầu mỏ và thực phẩm.
Dẫn dữ liệu theo dõi hàng hóa của Công ty phân tích năng lượng Kpler, hãng tin Bloomberg cho biết Brazil đã tăng cường mua các sản phẩm dầu mỏ của Nga, với mức nhập khẩu năng lượng đạt mức kỷ lục trong tháng này.
Nga không loại trừ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ để ổn định giá xăng dầu. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đưa ra tuyên bố trên trong ngày 21/7, trong bối cảnh giá bán buôn xăng dầu tăng cao kỉ lục.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã công bố báo cáo cho thấy xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ từ Nga trong tháng 6/2023 đã giảm tới 600.000 thùng/ngày và xuống còn 7,3 triệu thùng/ngày. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu từ Nga sang châu Phi đã tăng mạnh sau khi chiến dịch đặc biệt diễn ra ở Ukraine, tăng gấp 14 lần trong vòng 1 năm sau hàng loạt cuộc đàm phán ngoại giao giữa các quan chức châu Phi và Nga.
Báo Vedomosti ngày 5/4 dẫn dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Kpler cho biết, các công ty dầu mỏ Nga đã tăng xuất khẩu các sản phẩm dầu qua đường biển thêm 31,2%, lên 3,13 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái.
Lệnh cấm vận hoàn toàn của EU đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga có hiệu lực vào ngày 5/2, khiến các lô hàng dầu diesel của Moskva hướng đến châu Phi, châu Á, Trung Đông, thay vì đến châu Âu.
Bắc Phi đã trở thành nơi xuất khẩu dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác của Nga sau khi lệnh cấm nhập khẩu nhiên liệu Nga do Liên minh châu Âu (EU) áp đặt có hiệu lực đầu tháng 2.
Đồng ruble của Nga ổn định trong phiên 6/2, phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tuần so với đồng USD vào trước đó trong phiên, khi các thị trường nhận định khả năng Nga sẽ tăng cường mua ngoại tệ và các hạn chế mới đối với các sản phẩm dầu mỏ của nước này sẽ có hiệu lực.
Ngày 6/2, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo nước này đã tham gia biện pháp áp giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga.
Các nhà phân tích cho rằng lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ Nga mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt có thể làm gián đoạn dòng chảy thương mại toàn cầu sau khi biện pháp này có hiệu lực vào ngày 5/2.
Ngày 3/2, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Australia đã đạt được thỏa thuận về mức giá trần sẽ áp dụng đối với các sản phẩm dầu của Nga kể từ ngày 5/2.
Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ tìm kiếm một thỏa thuận vào ngày 3/2 liên quan đến đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc áp giá trần cho các sản phẩm dầu Nga, sau khi hoãn quyết định hôm 1/2 trong bối cảnh có sự bất đồng giữa các quốc gia thành viên.
Các bang miền Đông nước Mỹ có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt xăng dầu vào mùa hè này do lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm dầu mỏ Nga.
Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ hôm 11/1 cho biết nguồn thu từ dầu mỏ của Nga đang giảm do mức trần giá mà các nước phương Tây áp đặt đối với dầu thô của nước này, đồng thời khẳng định châu Âu có thể quản lý tốt mọi áp lực về giá trước khi áp đặt thêm những mức trần giá mới đối với các sản phẩm dầu mỏ qua chế biến của Nga.
Trong gói trừng phạt tháng 6, EU cấm mua, nhập khẩu hoặc chuyển nhượng dầu thô của Nga từ ngày 5/12/2022 và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác từ ngày 5/2/2023.
Truyền thông Ai Cập ngày 23/11 đưa tin Hạ viện Ai Cập vừa thông qua một thỏa thuận tín dụng trị giá 6 tỷ USD với Tập đoàn Tài chính Thương mại Hồi giáo Quốc tế (IITFC), nhằm giúp nước này đáp ứng nhu cầu về lương thực cơ bản, trong đó có lúa mì, các sản phẩm nhiên liệu và các dẫn xuất dầu mỏ nhập khẩu.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 22/11, chính phủ chuyển tiếp tại Bulgaria và công ty Lukoil Neftochim Bulgaria (LNB) có liên kết với Tập đoàn dầu mỏ Lukoil của Nga đã ký một thỏa thuận cho phép LNB tiếp tục hoạt động và xuất khẩu các sản phẩm dầu sang Liên minh châu Âu (EU).
Lệnh cấm vận các sản phẩm dầu mỏ của Nga sẽ bắt đầu sau chưa đầy ba tháng nữa, trong bối cảnh EU thiếu hụt các nguồn cung ứng thay thế.