Các chuyên gia khí tượng Mỹ ngày 18/11 cảnh báo một cơn "bão bom" mạnh dự kiến sẽ bùng nổ trên khắp Bờ Tây trong tuần này, đe dọa gây ra gió mạnh, mưa lụt và tuyết rơi dày ở vùng núi.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 4, trong đêm 19/9 nhiều tỉnh miền Trung sẽ có mưa lớn dồn dập, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất, đặc biệt trên khu vực các tỉnh vùng núi Thanh Hóa trở vào đến Quảng Trị.
Sáng 18/9, thông tin cụ thể về diễn biến áp thấp nhiệt đới, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới có xu hướng di chuyển chậm lại.
Lũ trên sông Hồng đang lên trên báo động 2 là 0,6m thì mực nước lũ và ngập lụt chỉ xảy ra ở khu vực ngoài đê chứ không thể nào ngập được vào trong nội đô, nhiều thông tin mạng xã hội đưa thông tin là lũ trên sông Hồng gây ngập nội thành là không chuẩn xác.
Các chuyên gia khí tượng thuỷ văn cho biết, tháng 9/2024 vẫn là tháng mùa mưa, nên ở Bắc Bộ và các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục có mưa to, kéo dài nhiều ngày, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất cao.
Thời gian gần đây, mưa bão liên tục trút xuống nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khu vực châu Á và Việt Nam. Các chuyên gia khí tượng nhận định, đây là biểu hiện rõ nhất cho trạng thái trung tính (ENSO) khi hiện tượng El Nino chuyển sang La Niña.
Một chuyên gia khí tượng tại Nhật Bản nhấn mạnh rằng không có cơ sở khoa học nào cho cái gọi là "mây động đất" và kêu gọi mọi người thận trọng không nên lan truyền thông tin sai lệch, sau khi có những bài đăng trên mạng xã hội về sự xuất hiện của những đám mây như vậy sau trận động đất ngày 8/8 ngoài khơi tỉnh Miyazaki.
Theo các chuyên gia khí tượng, "stress nhiệt" là một thuật ngữ khoa học được hiểu là nền nhiệt độ cao hơn mức cơ thể có thể chịu đựng được mà không gây ảnh hưởng xấu đến sinh lý. Hiện tượng này thường xảy ra ở nhiệt độ trên 35°C và trong môi trường có độ ẩm cao.
Sau đợt mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, dự báo những ngày cuối tháng 7, miền Bắc sẽ tiếp tục đón đợt mưa vừa, mưa to diện rộng.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra từ ngày 26 - 29/6, trong đó hai ngày thi chính là 27 - 28/6. Các chuyên gia khí tượng dự báo nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông vào ngày đầu tiên của Kỳ thi, ảnh hưởng đến việc đi lại của các sĩ tử. Sang ngày 27/6, khu vực Bắc Bộ và miền Trung có khả năng xảy ra nắng nóng với xác suất khá cao. Đối với khu vực miền Nam có mưa dông vào chiều và tối.
Chuyên gia khí tượng nhận định, hiện tượng trung bình 10 phút có 475 cú sét đánh xuống đất tại khu vực Hà Nội và vùng lân cận sáng 5/6 là hoàn toàn bình thường.
Theo dự báo của các chuyên gia khí tượng, từ nay đến hết tháng 5, khả năng miền Bắc và miền Trung sẽ đón 2 đợt nắng nóng. Nắng nóng gay gắt trên diện rộng tập trung vào khoảng nửa cuối của tháng 5/2024.
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.
Theo các chuyên gia khí tượng, dự báo từ nay đến 10/5, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 1-2 độ C; riêng khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có nơi cao hơn từ 2 -3 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Ngày 27/3, các chuyên gia khí tượng của công ty AccuWeather (Mỹ) dự báo mùa bão Đại Tây Dương năm 2024 sẽ có quy mô trên mức trung bình, với số lượng bão gần mức kỷ lục và nguy cơ tác động trực tiếp tới các bang Florida, Texas, South Carolina và North Carolina của Mỹ lớn hơn bình thường.
Ngày 16/11, ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia đã có một số chia sẻ về đợt mưa lũ vừa qua ở miền Trung.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, mưa lũ ở miền Trung đang rất nguy hiểm và được cảnh báo ở cấp độ rủi ro cao nhất, thời gian tới mưa lớn tiếp tục kéo dài, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất.
Theo chuyên gia khí tượng, bão số 4 đang di chuyển rất chậm và giữ nguyên ở cường độ bão cấp 13, giật cấp 16, bão sẽ suy yếu từ sáng 8/10. Cùng với đó, miền Bắc đang đón đợt không khí lạnh đầu mùa, nhiều nơi có mưa lớn.
Mặc dù bão Khanun đã giảm cường độ và đang di chuyển trên biển Hoa Đông trong ngày 4/8, các chuyên gia khí tượng vẫn đánh giá đây là cơn bão "rất khác thường" và có khả năng sẽ quay trở lại quần đảo Okinawa của Nhật Bản, thậm chí hướng về các đảo chính của nước này.
Theo chuyên gia khí tượng, trận mưa đá ở TP Hồ Chí Minh tối 22/8 là bất thường vì thông thường mưa đá xảy ra ở Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh vào thời điểm đầu mùa mưa, và gần kết thúc mùa mưa là tháng 5, tháng 6 và cuối tháng 10.