Hầm Sơn Triệu thuộc Gói thầu 11-XL, đoạn KM0+200 ~ KM19+800 trong Dự án thành phần đoạn Quy Nhơn-Chí Thạnh (Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025) có chiều dài 960m, 3 làn xe với tốc độ thiết kế 120km/giờ, do Công ty Cổ phần Sông Đà 10 thực hiện.
Ngày 23/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Theo báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn và giám sát chuyên đề, Bộ Giao thông vận tải thông tin đã phê duyệt hệ thống trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau với tổng số 36 trạm. Mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc này trong năm 2025.
Hầm xuyên núi Sơn Triệu thuộc gói thầu 11-XL của cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh, là 1 trong 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II 2021 – 2025 và là một trong những “điểm găng nhất” quyết định tiến độ cán đích dự án theo mục tiêu Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặt ra.
Hầm xuyên núi Sơn Triệu thuộc gói thầu 11-XL của cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh, 1 trong 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II 2021 – 2025 và là một trong những “điểm găng nhất” quyết định tiến độ cán đích dự án theo mục tiêu Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặt ra.
Để khắc phục tình trạng khan hiếm cát phục vụ các công trình trọng điểm, nhất là các dự án đường cao tốc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc dự án thành phần trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Giao thông vận tải cho biết, các bộ chuyên ngành đã ban hành đầy đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, đủ điều kiện để sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1216/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 17/9, UBND huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) tổ chức cưỡng chế thu hồi đất 2 hộ dân, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đoạn qua tỉnh Quảng Bình.
Điều chỉnh quy mô 4 đoạn tuyến cao tốc trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long là nội dung đang được Cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thời gian qua, trong quá trình thi công Dự án thành phần đoạn Vạn Ninh – Cam Lộ thuộc Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 qua tỉnh Quảng Bình đã làm hàng chục ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng. Tình trạng này cần nhà thầu, đơn vị thi công quan tâm giải quyết
Chiều 7/8, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương cùng đoàn công tác đã có buổi kiểm tra và động viên các đơn vị thi công Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía đông đoạn qua địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra thực tế, nhiều gói thầu thi công tại các dự án thành phần đã vượt tiến độ so với bình quân chung.
12 dự án thành phần của dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II 2021 - 2025 đã từng bước được tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, vật liệu và đang gấp rút triển khai, đảm bảo tiến độ, nhưng vẫn có một số nhà thầu chậm thi công, bị cắt khối lượng.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thông tin tại cuộc họp bố trí vốn cho các dự án giao thông ngày 22/7, trong gần 8.700 tỷ đồng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2023 được bổ sung thêm cho Bộ GTVT, dự kiến, các dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II 2021 - 2025 sẽ được bổ sung 6.300 tỷ đồng.
Theo Thông tin dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ Km36+500 thuộc Dự án thành phần đoạn Cam Lộ - La Sơn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cục Đường cao tốc (Bộ Giao thông vận tải) giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tổ chức lựa chọn nhà đầu tư trong quý III/2024.
Theo thông tin từ Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu khai thác cát biển tại khu B1.1 và B1.2 tỉnh Sóc Trăng đang trên đường vận chuyển về công trường phục vụ san lấp cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau.
Sáng 30/6/2024, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 chính thức được đưa vào khai thác 19km cuối tuyến (đoạn từ nút giao Quốc lộ 46B đến nút giao QL8A).
Ngày 29/6, tại khu B1 thuộc bờ biển địa bàn tỉnh Sóc Trăng, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận và nhà thầu khai thác đã tổ chức khởi công dự án khai thác khoáng sản cát biển phục vụ cho Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn Cần Thơ-Cà Mau.
Tối 28/6, Bộ Giao thông Vận tải thông tin, từ ngày 29/6/2024, nhà thầu sẽ tổ chức khai thác và dự kiến đến ngày 1/7/2024 sẽ thi công thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau, thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Ngày 27/6, Cục Đường cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đã có các quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng và vận hành các trạm dừng nghỉ thuộc dự án thành phần Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo - Phan Thiết trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt dài hơn 49 km là 1 trong 11 dự án thành phần của tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn I 2017 - 2020 và là 1 trong 3 dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).