Phạt 22 triệu đồng một người lấn chiếm đất rừng đặc dụng Đà Lạt

Ngày 13/6, UBND thành phố Đà Lạt cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 22 triệu đồng đối với bà Quách Thị Canh (tổ Vườn Ươm, Phường 5, thành phố Đà Lạt) về hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất rừng đặc dụng tại khu vực Tiểu khu 158C.

Chú thích ảnh
Tại khu vực Tiểu khu 158C, người dân còn vô tư làm đường bê tông xuyên qua đất rừng; san ủi cải tạo đất, trồng cây ăn trái trái phép trên đất lâm nghiệp…

Bà Canh là người đã tự ý lấn, chiếm trên 950 m2 đất nông nghiệp là đất rừng đặc dụng tại tại lô i, khoảnh 2, Tiểu khu 158C, lâm phần thuộc quản lý của Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (nằm trên địa bàn Phường 5, thành phố Đà Lạt). 

Ngoài việc xử phạt hành chính, UBND thành phố Đà Lạt còn buộc bà Canh khôi phục lại nguyên trạng của đất trước khi vi phạm.

Chú thích ảnh
Người dân làm đường bê tông xuyên qua đất rừng đặc dụng tại Tiểu khu 158C bị lấn chiếm trái phép. 

Trước đó ngày 2/6/2022, phóng viên TTXVN đã thông tin nhiều diện tích rừng và đất rừng đặc dụng tại khoảnh 2, Tiểu khu 158C do Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên quản lý đã bị tàn phá, bao chiếm để lập vườn trái phép. 

Tại hiện trường, hàng chục cây thông 3 lá cùng cây rừng tự nhiên thuộc đối tượng rừng đặc dụng đã bị cưa hạ. Ngoài việc rừng bị tàn phá, người dân còn tự ý bao chiếm gần 1.000 m2 đất rừng để làm vườn trái phép. Không chỉ vậy, cũng tại khu vực Tiểu khu 158C, người dân còn vô tư làm đường bê tông xuyên qua đất rừng; san ủi cải tạo đất, trồng cây ăn trái trái phép trên đất lâm nghiệp…

Chú thích ảnh
 Tại khu vực Tiểu khu 158C, người dân còn vô tư làm đường bê tông xuyên qua đất rừng; san ủi cải tạo đất, trồng cây ăn trái trái phép trên đất lâm nghiệp…

Ngay sau khi báo chí phản ánh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo cơ quan Công an, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND thành phố Đà Lạt khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ phá rừng trái pháp luật tại Tiểu khu 158C. Đồng thời, tỉnh yêu cầu Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sau khi xử lý, giải tỏa phải tiến hành phục hồi rừng trước ngày 20/6/2022, không để đối tượng vi phạm canh tác, sử dụng, sang nhượng diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.

Tin, ảnh: Đặng Tuấn  (TTXVN)
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng

Khởi công xây dựng năm 1974 và đưa vào sử dụng năm 1979, hồ Pá Khoang nằm ở độ cao gần 900m so với mực nước biển, có diện tích mặt hồ rộng 600ha, diện tích lưu vực 77km2, dung tích chứa hơn 40 triệu m3.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN