Có bị mất nhà vì hợp đồng uỷ quyền

Chồng tôi làm hợp đồng ủy quyền sử dụng đất đứng tên tôi cho người khác sau đó người đó đã lén lút đến Phòng công chứng làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất nói trên cho người khác mà không trả lại sổ đỏ cho tôi. Việc làm này có đúng pháp luật không?

Bà Hồng Như Sương (Gia Lai) hỏi: Từ mối quan hệ quen biết, tôi và chồng tôi đã cùng bà Thảo đến Văn phòng công chứng ký một hợp đồng ủy quyền với phạm vi ủy quyền như sau: Được quyền dùng toàn bộ tài sản là quyền sử dụng đất đứng tên tôi (Hồng Như Sương) để quản lý, sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp tại các tổ chức tín dụng” mà không nói rõ nội dung để làm gì.

Thời gian ủy quyền 06 tháng kể từ khi hợp đồng ủy quyền được công chứng (24/12/2012). Thực tế đây là một hợp đồng ủy quyền giả tạo nhằm kéo dài thời gian trả nợ về món nợ gần 1 tỷ đồng mà chồng tôi đang nợ riêng bà Thảo (tôi không hề hay biết) do chồng tôi nợ tiền cá độ bóng đá.

Tuy nhiên, đến ngày 01/6/2013 (sau khi gần hết thời gian ủy quyền), chồng tôi chưa có tiền trả nợ, phía bà Thảo đã lén lút đến Phòng công chứng Pleiku làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất nói trên cho người khác mà không trả lại “bìa đỏ” cho tôi (họ cầm bìa đỏ của tôi trước đó). Trong khi gia đình tôi không hề ký kết việc chuyển nhượng và cũng không hề hay biết việc làm này . Từ việc gian dối này, đến ngày 25/7/2013, bà Thảo đã hợp thức hóa hồ sơ và được UBND TP Pleiku hoàn tất việc chuyển toàn bộ diện tích lô đất nói trên cho bà Cúc (có photo kèm theo).

Như vậy hợp đồng ủy quyền và hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nói trên có đúng quy định của pháp luật không?

Vấn đề của bà Sương hỏi, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Hợp đồng ủy quyền số N006425 giữa vợ chồng bà và vợ chồng bà Thảo (có giá trị trong vòng 6 tháng) với mục đích như bà nói là nhằm kéo dài thời gian trả nợ về món nợ riêng của chồng bà. Theo quy định tại khoản 1, điều 124 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì đây là loại giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.”.


Như vậy hợp đồng ủy quyền số N006425 là vô hiệu, món nợ như nói trên vẫn buộc riêng cá nhân chồng bà phải có nghĩa vụ trả nợ cho phía gia đình bà Thảo theo quy định pháp luật (nếu có giấy tờ vay nợ thuần túy).

Thứ hai: Từ hợp đồng ủy quyền vô hiệu nói trên dẫn đến hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ No2574 (01/6/2013) giữa và Thảo và bà Cúc (mẹ bà Thảo) cũng đương nhiên bị vô hiệu theo.

Theo baotainguyenvamoitruong
Nhà đất chưa có sổ đỏ có được thế chấp ngân hàng?
Nhà đất chưa có sổ đỏ có được thế chấp ngân hàng?

Anh Nguyễn Đức Tuyền (Số 218, khu 1, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) hỏi: Năm 2007, gia đình tôi đã được UBND huyện Thái Thụy cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho mảnh đất diện tích 125m2. Nay trên mảnh đất đã có nhà ở 2 tầng do tôi xây dựng nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu cho căn nhà trên. Vậy, tôi có thể thế chấp nhà đất trên cho ngân hàng không?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN