Cảnh báo lừa đảo người dân mua máy 2G 'đội lốt' 4G

Lợi dụng sắp tới thời điểm chính thức cắt sóng 2G và nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G, một số đối tượng đã lừa đảo người dân mua máy 2G nhưng "đội lốt" 4G với giá 400.000 - 500.0000 đồng/máy.

Ngày 16/9 tới đây, các nhà nhà mạng viễn thông của Việt Nam sẽ chính thức cắt sóng 2G. Những người đang sử dụng điện thoại “cục gạch” 2G phải đổi sang thiết bị cao hơn để tiếp tục sử dụng. Lợi dụng sắp tới thời điểm chính thức cắt sóng 2G và nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G, một số đối tượng đã lừa đảo người dân mua máy 2G nhưng "đội lốt" 4G với giá 400.000 - 500.0000 đồng/máy. Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã có cảnh báo về trường hợp lừa đảo này.

Hiện nay, những người đang sử dụng thiết bị 2G, đa số là người cao tuổi đều có nhu cầu chuyển sang dòng điện thoại 4G có phím bấm. Hai loại điện thoại này hao hao giống nhau về thiết kế, phím bấm, thời lượng pin, cách sử dụng nên dễ bị nhầm lẫn. Do hạn chế về tuổi cao, trình độ công nghệ, nhiều người già đã bị các đối tượng lừa đảo nhắm đến để bán điện thoại giả, hàng nhái, hàng hỏng, hàng lỗi công nghệ, không sử dụng được. Bà Trần Thị Phượng (68 tuổi, cư trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: bà dùng điện thoại phím bấm hơn 10 năm nay. Khi được thông báo phải đổi điện thoại, bà rất băn khoăn. Sau nhiều đắn đo, bà đã đi ra cửa hàng điện thoại Thế giới di động để được nhân viên giới thiệu và mua được máy điện thoại mới với vài trăm nghìn đồng.

Nắm được tâm lý lo lắng không biết nên mua điện thoại mới ở đâu, thay sim thế nào của hầu hết khách hàng lớn tuổi, các đối tượng xấu đã sử dụng mạng xã hội hoặc thông qua bán trực tiếp để tiếp cận, lừa đảo bán điện thoại giả 4G cho người dùng. Không chỉ rao bán điện thoại di động 4G giá rẻ, một số đối tượng còn rao bán những loại điện thoại thông minh (smartphone) 3G đã qua sửa chữa với lời quảng cáo “3G hay 4G đều xài thoải mái” giá chưa đến 1 triệu đồng.

Sau khi lừa bán được điện thoại và nhận tiền, các đối tượng sẽ xóa tài khoản bán hàng hoặc chặn tài khoản của người mua trên mạng xã hội. Không ít người dùng ham rẻ, thiếu thông tin đã đặt mua điện thoại của các đối tượng lừa đảo. Khi nhận máy, lắp SIM, người dùng mới phát hiện ra mình đã mua phải điện thoại 2G hoặc các dùng điện thoại smartphone 3G đang nằm trong diện không sử dụng được khi sắp tới nhà mạng sẽ chuyển lên sóng 4G.

Do người tiêu dùng sẽ rất khó để phân biệt được đâu là điện thoại "feature phone 4G", Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông khuyến cáo người dân nên lựa chọn các địa chỉ mua hàng uy tín, không mua những mặt hàng trôi nổi trên mạng xã hội. Người tiêu dùng nên chọn mua tại các hệ thống cửa hàng uy tín như: FPT Shop, CellphoneS, Viettel Store... để yên tâm 100% hàng hóa chính hãng, đúng yêu cầu. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Ngọc Bích (TTXVN)
Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động, du lịch miễn thị thực
Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động, du lịch miễn thị thực

Chiều 3/8, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động, du lịch miễn thị thực diễn ra trong tuần qua. Bằng thủ đoạn tinh vi, đối tượng chiếm đoạt tiền của 10 người với số tiền hơn 740 triệu đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN