Hà Nội rà soát lại dự án làm đường cao hơn nền nhà dân 1m

Sau khi nhận được phản ánh mặt đường cao hơn nền nhà 1m, khiến người dân phải chật vật “bắc cầu” vào nhà, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội đã chỉ đạo rà soát lại toàn bộ dự án làm đường ven bờ kênh La Khê (phường Hà Đông).

Ngày 8/7, Ban Quản lý, duy tu các công trình NN&MT Hà Nội (chủ đầu tư dự án làm đường ven bờ kênh La Khê) cho biết, Sở NN&MT Hà Nội và các đơn vị liên quan đã nhận được kiến nghị, phản ánh của người dân về việc cải tạo, nâng cấp đường Ngô Quyền cao hơn nền nhà.

Chú thích ảnh
Người dân ở đường Ngô Quyền phải "bắc cầu" để đi lại.

Đối với kiến nghị của người dân, Sở NN&MT Hà Nội đã chỉ đạo Ban Quản lý phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công rà soát lại toàn bộ dự án. Cụ thể, sở này đã chỉ đạo đơn vị liên quan nghiên cứu phương án hạ thấp cống thoát nước cho phù hợp với hệ thống thoát nước thải trong nhà dân.

Lãnh đạo Ban Quản lý, duy tu các công trình NN&MT Hà Nội cho biết, sau khi tư vấn thiết kế rà soát và có phương án cụ thể, phù hợp, cơ quan này sẽ tổ chức làm việc với các hộ dân bị ảnh hưởng để đảm bảo dự án phát huy hiệu quả, đồng thời đảm bảo tiêu thoát nước và an sinh xã hội.

Dự án làm đường Ngô Quyền (thuộc phường Hà Đông) đã được thi công các hạng mục như: Hệ thống cống thoát nước mặt, nước thải sinh hoạt, hào kỹ thuật... Tuyến đường này thuộc dự án đầu tư cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía tây Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa).

Tuy nhiên, quá trình thi công, người dân nhận thấy mặt đường và hạ tầng kỹ thuật mới cao hơn nền nhà dân từ 0,4m đến hơn 1m. Để đi lại, nhiều người đã làm “bắc cầu” lên miệng cống kỹ thuật trước nhà. Nhiều dân lo lắng việc nâng cốt nền tuyến đường sẽ khiến nhiều ngôi nhà bị mất nửa tầng một.

Quang Phong/Báo Tin tức và Dân tộc
Đường cao hơn nền nhà gần 1 m, người dân chật vật 'bắc cầu' để đi lại
Đường cao hơn nền nhà gần 1 m, người dân chật vật 'bắc cầu' để đi lại

Đoạn đường Ngô Quyền (phường Hà Đông) đang được chủ đầu tư xây dựng, nâng mặt đường cao hơn nhà dân gần 1 m, khiến nhiều hộ dân tại đây khốn khổ vì cảnh nước thải không thể thoát ra ngoài, muốn đi lại phải bắc cầu từ nhà ra đường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN