Bến Tre không phải là 'điểm nóng' về dịch HIV

BS Võ Hồng Khanh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre khẳng định, so với mặt bằng chung của cả nước hoặc với một số tỉnh, thành khu vực phía Nam, Bến Tre không phải là "điểm nóng" về dịch HIV như một số phương tiện thông tin đã đăng tải trước đó.

Theo kết luận của các nhà chuyên môn thì Bến Tre là tỉnh có tình hình dịch HIV ở mức thấp. 

Tư vấn cho phụ nữ sinh con bị nhiễm HIV.

Cụ thể, từ công tác giám sát phát hiện, dịch HIV/AIDS của tỉnh Bến Tre có chiều hướng giảm trong 7 năm trở lại đây. Tại Bến Tre, năm 2011, xét nghiệm HIV cho hơn 33.000 người, có 250 người nhiễm HIV, tỉ lệ là 0.74%. Năm 2016, xét nghiệm HIV hơn 49.000 người, có 90 người nhiễm HIV, chiếm chỉ lệ chỉ 0.19%.

Trung bình mỗi năm, Bến Tre xét nghiệm trên 50.000 người, phát hiện khoảng 150 người nhiễm HIV. Hiện nay, Bến Tre có tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư khoảng 0.15%, thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước.

Theo kết quả giảm sát, dịch HIV/AIDS ở Bến Tre vẫn trong giai đoạn tập trung và với việc mỗi năm phát hiện trung bình khoảng 150 người nhiễm HIV mới. Do đó, khẳng định Bến Tre không phải là "điểm nóng" về HIV/AIDS. Ngoài ra, theo BS Khanh, từ năm 2008 đến nay, tại Bến Tre có 155 trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV, trung bình mỗi năm có 16 trường hợp thai phụ bị nhiễm HIV.

BS Lê Thị Kim Thoa, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre cho biết: Hiện nay, trên tất cả các huyện, thành phố điều có bộ phận tư vấn, sàng lọc, khám phát hiện sớm tầm soát bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, kể cả đối với phụ nữ mang thai. Đặc biệt, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được thực hiện ở tất cả các tuyến tại địa phương.

Ngành Y tế tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tuyền thông về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và hiệu quả của các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre còn kết hợp các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho người dân. Điển hình như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre đẩy mạnh tích cực phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; đưa nội dung tuyên tuyền các nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống thông tin giáo dục tuyên truyền của  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ  tỉnh đến cơ sở.

Trong đó, tập trung vào tuyên truyền các nội dung về quảng bá, giới thiệu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone và những quy định mới trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.Tỉnh Đoàn Bến Tre triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên, đoàn viên, học sinh trong tỉnh bằng nhiều hình thức: Tuyên truyền, phát tờ rơi về HIV/AIDS, lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động Đoàn, đặc biệt là “Chiến dịch Mùa hè xanh” và “Kỳ nghỉ hồng”…

Từ năm 1993 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 2.467 người nhiễm HIV, trong đó số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 1.521 người, số bệnh nhân tử vong 935 người. Đến nay, tỉnh Bến Tre có 161/164 xã, phường có người nhiễm HIV (3 xã chưa phát hiện người nhiễm ở Phước Tuy, Mỹ Hòa (huyện Ba Tri) và Lương Phú (huyện Giồng Trôm), chiếm tỷ lệ 98,2%; tất cả 9 huyện,thành phố Bến Tre đều có người nhiễm.

Tin, ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Đẩy lùi đại dịch HIV tại huyện vùng biên Mường Lát
Đẩy lùi đại dịch HIV tại huyện vùng biên Mường Lát

Huyện vùng biên Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) đã từng được xem là điểm nóng về ma túy và sự lây lan của HIV, nhưng nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nhân dân, đến nay Mường Lát dần đẩy lùi được đại dịch HIV ra khỏi cộng đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN