Văn hoá ứng xử du lịch:

Bài cuối: Chung sức xây dựng điểm đến ấn tượng với du khách

Trong quá trình phục hồi, phát triển du lịch sẽ luôn đi kèm phát sinh vấn đề xã hội, trong đó có giao tiếp ứng xử giữa các bên, nhất là giữa du khách và cư dân, đơn vị làm dịch vụ. Với khách quốc tế, vấn đề này sẽ phức tạp hơn do bất đồng ngôn ngữ.

Do du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, chịu tác động từ nhiều bên tham gia vào quá trình dịch vụ du lịch, phóng viên báo Tin tức đã ghi nhận ý kiến các bên để có góc nhìn đa chiều về vấn đề này.

Chú thích ảnh
Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàng Kiếm.

Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho rằng: Các vụ việc xảy ra liên quan đến khách quốc tế trên địa bàn quận khi tiếp nhận lực lượng công an đã vào cuộc xử lý nhanh chóng và thông tin rộng rãi tới truyền thông.

“Thời điểm trước dịch COVID-19, năm 2019, khách lưu trú trên địa bàn quận đạt 2,35 triệu lượt, đem lại nguồn thu lớn về thương mại, dịch vụ du lịch. Quận Hoàn Kiếm có cả đề án tổng thể về phát triển du lịch, trong đó có các giải pháp tổng thể của các cấp chính quyền cơ sở về đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, hoạt động kinh doanh theo đúng quy định… Sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch, hiện các dịch vụ, du lịch trên địa bàn đang được khôi phục. Việc tuân thủ các quy định của chính quyền đang được phổ biến tới các cơ sở kinh doanh, người dân, trong đó có bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng. Việc tuyên truyền sẽ làm thực chất giữa trên đặc điểm của cư dân và gắn với lợi ích thiết thực về kinh tế khi thu hút, phát triển du lịch”, ông Phạm Tuấn Long chia sẻ.

Chú thích ảnh
Ông Trương Minh Tiến.

Còn ông Trương Minh Tiến, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội cho biết: Trước dịch COVID-19, du lịch tại Hà Nội phát triển thu hút nhiều khách do Hà Nội là trung tâm phân phối khách cả miền Bắc. Quá trình phát triển liên có tính 2 mặt nên bên cạnh sự tăng trưởng cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như đeo bám, đi xe taxi thu cước giá cao, ô nhiễm tiếng ồn, nước thải…. Chính vì lẽ đó, Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều toạ đàm, lấy ý kiến chuyên gia và cư dân về bộ tiêu chí ứng xử văn hoá nơi công cộng, trong đó có hẳn một mục về các điểm, khu du lịch…

Bộ quy tắc ứng xử với những quy định phù hợp với chuẩn mực đạo đức mang tính “mềm mại” như là hương ước điều chỉnh quan hệ ứng xử giữa các bên tham gia vào quá trình du lịch, điều chỉnh những bất cập được ví như là “lạt mềm buộc chặt”. Sau 2 năm dịch bệnh, gần như hoạt động du lịch về số 0 nay phục hồi lại và tăng trưởng nóng thì các vấn đề bất cập sẽ lại dễ phát sinh nếu không có cơ chế kiểm soát.

"Bên cạnh các sự việc và báo chí, truyền thông và du khách, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch phản ánh, cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nhanh chóng và nghiêm minh, truyền thông rộng rãi để không tái phạm. Bên cạnh đó, các ban ngành và nhất là chính quyền cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội (theo chiều ngang với cơ sở chính quyền cơ sở, cư dân) và Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo ngành dọc với các đơn vị trong ngành du lịch dịch vụ sẽ phủ kín được 6 nhóm đối tượng liên quan", ông Trương Minh Tiến chia sẻ.

Chú thích ảnh
Ông Phùng Xuân Khánh, Giám đốc Công ty Du lịch Tiên phong.

Từ phía góc độ doanh nghiệp du lịch, ông Phùng Xuân Khánh, Giám đốc Công ty du lịch Tiên phong, CLB lữ hành UNESCO cho biết: "Giao tiếp ứng xử giữa du khách với cư dân, du khách với đơn vị dịch vụ cũng là một phần tạo nên chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch. Hoạt động du lịch mang tính chất tổng hoà, với nhiều khách, nhất là khách quốc tế thì giao tiếp ứng xử sẽ để lại ấn tượng cho chuyến đi. Do đó, trong các chương trình đào tạo cho nhân viên và người dân làm du lịch đều tập huấn kỹ về kỹ năng giao tiếp song hành với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ".

“Sau 2 năm ảnh hưởng của dịch, nhiều doanh nghiệp dịch vụ du lịch phải cắt giảm nhân sự, nặng nề nhất là khối lưu trú, dịch vu nhà hàng. Nhiều người đã chuyển nghề do thời gian nghỉ lâu. Nay khôi phục lại hoạt động du lịch, các đơn vị này đang phải tuyển mới nhân sự và vừa kết hợp tuyển vừa đào tạo theo kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng. Do đó, trong quá trình tập huấn Bộ quy tắc ứng nơi công cộng của Hà Nội và Bộ quy tắc ứng xử du lịch văn minh du lịch là những tài liệu để công ty phổ biến tới nhân viên, hội viên. Tuy nhiên, việc đào tạo hướng dẫn cần có thời gian và ý thức của doanh nghiệp khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp, hướng tới sự chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ”, ông Phùng Xuân Khánh chia sẻ.

Hà Nội xác định là điểm đến gắn với tài nguyên di sản văn hoá, ẩm thực, làng nghề trong việc thu hút khách, nhất là với du khách quốc tế. Do đó, việc tuyên truyền, xây dựng nếp sống văn hoá, phát huy giá trị văn hoá người Tràng An trong khu phố cổ càng được chú trọng, tạo hình ảnh để thu hút khách quốc tế, thường mùa cao điểm từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Chú thích ảnh
Tour khám phá Hoàng Thành về đêm đang thu hút du lịch tìm hiểu. Ảnh: XM

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Nguyên, Trưởng phòng Hướng dẫn, Công ty Lữ hành Hanoitourist cho biết, trong quá trình tập huấn, 2 bộ quy tắc ứng xử cũng được giới thiệu tới các hướng dẫn viên. Ở góc độ chuyên môn, các kỹ năng giới thiệu về điểm đến sẽ được phổ biến chi tiết hơn như HDV giới thiệu trước cho du khách về điểm đến như đặc điểm về an ninh trật tự, những điểm lưu ý khi giao tiếp cư dân, những điểm kiêng kỵ về do yếu tố văn hoá, phong tục cần lưu ý… Đồng thời cũng lưu ý du khách những địa chỉ có thể qua, việc sử dụng dịch vụ cần lưu ý từ việc đi taxi, mua bán… HDV cũng được tập huấn xử lý các tình huống như có mất cắp, có sự xô xát với dân bản địa, những số điện thoại nóng của chính quyền địa phương cần lưu ý.

“Khi được phổ biến những thông tin này trước thì sẽ hạn chế rất nhiều những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Qua các phiếu khảo sát với du khách, bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá thì sự thân thiện, cởi mở của người dân bản xứ thường được khách quốc tế quan tâm, bởi đó là trải nghiệm mới khi đến một vùng đất mới với họ”, ông Nguyễn Hồng Nguyên chia sẻ.

Trao đổi với bà Nguyễn Thị Thảo, 79 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, vấn đề phát sinh giữa du khách và cư dân từ hai phía, nhiều khi cũng do ngôn ngữ bất đồng. Người dân phố cổ cũng ý thức được rằng du lịch mang lại nguồn lại kinh tế lớn bở thực tế 2 năm vừa qua, khi xảy ra dịch COVID-19, nhiều dịch vụ đã dừng hoạt động đã tác động đến nhiều người. Từ năm 2020, qua sinh hoạt tổ dân phố, tôi cũng được biết đến thảo luận về đề án phát triển du lịch, phát triển kinh tế đêm để gia tăng nguồn thu. Tuy nhiên, phát triển dịch vụ về đêm cũng sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân nên cũng cần có quy hoạch và quy định rõ ràng về thời gian, loại hình dịch vụ được phép hoạt động, việc sử dụng rượu bia…. Khi giảm những tiêu cực tới đời sống người dân thì sự phát triển sẽ hài hoà, ổn định và bền vững.

Có thể nói, du lịch Hà Nội đang trong quá trình phục hồi gần như từ con số 0 sau dịch COVID-19 và rất nhiều việc cần phải làm. Việc tuyên truyền Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng Hà Nội và bộ quy tắc ứng văn minh du lịch sớm làm đồng bộ bởi đây là những phạm trù mang tính đạo đức, quy tắc trong giao tiếp để tạo thành thói quen và tạo thành một nét văn hoá. Có vậy, du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung sẽ có những điểm đến ấn tượng được du khách bình chọn; hạn chế và loại bỏ “con sâu làm rầu nồi canh” và từ đó sẽ giúp phát triển du lịch bền vững.

Xuân Minh - Ngô Lộc
Bình quân du khách đến các tỉnh chi tiêu bao nhiêu?
Bình quân du khách đến các tỉnh chi tiêu bao nhiêu?

Theo Tổng cục Du lịch, tổng số khách du lịch nội địa 6 tháng đầu năm 2022 đạt 60,8 triệu lượt khách (tăng 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2021; tăng 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19). Tổng thu từ khách du lịch đạt 265 nghìn tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN