Những năm vừa qua, lượng người Việt Nam ra nước ngoài công tác, du lịch, thăm thân… ngày càng tăng. Tuy nhiên, đa số du khách Việt thường khá chủ quan trước những rủi ro tiềm ẩn và những sự cố bất ngờ có thể xảy đến từ sự thay đổi về múi giờ, khí hậu, thời tiết, vấn đề thủ tục, đi lại, ăn uống… Vì thế, khác với du khách các nước phát triển luôn rất cẩn thận trong việc chọn mua bảo hiểm du lịch, du khách Việt thường mua bảo hiểm chỉ để đáp ứng yêu cầu xin visa chứ chưa quan tâm thực sự đến quyền lợi và phạm vi bảo hiểm. Tuy nhiên, với vụ tai nạn lật xe tại Campuchia khiến 1 người chết, 9 người bị thương nặng của đoàn khách từ Ninh Thuận ngày 7/7 cuối tuần vừa qua, thì vấn đề mua bảo hiểm khi ra nước ngoài đã được dư luận quan tâm hơn bao giờ hết.
Doanh nghiệp cần truyền tải đủ thông tin đến người có nhu cầu
Trên thực tế, số tiền mua bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 1% tổng chi phí chuyến đi và khoảng 0,04% so với mức trách nhiệm tối đa mà Bảo hiểm AAA phải trả cho khách hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, thế nhưng nhiều du khách hoặc công ty lữ hành vẫn tiết kiệm từ vài đến vài chục USD trong khoản tiền này, để đến lúc bị thiệt hại về sức khỏe hoặc hành lý, thì du khách mới thấy nếu chỉ cần chi thêm một khoản tiền rất nhỏ thì mình đã tránh được những phiền toái có khi làm hỏng cả chuyến đi.
Bên cạnh thói quen “mất bò mới lo làm chuồng” này của người Việt Nam, theo bà Đỗ Thị Kim Liên – Lãnh sự danh dự Cộng hòa Nam Phi - Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm AAA, thì một nguyên nhân nữa là việc ngành du lịch dù đang liên tục phát triển, nhưng các dịch vụ ăn theo lại vẫn dậm chân tại chỗ. Vướng mắc chính vẫn nằm ở các công ty bảo hiểm khi bán sản phẩm bảo hiểm du lịch toàn cầu cho khách hàng chưa tư vấn đến nơi đến chốn, quảng bá sản phẩm chưa hiệu quả, chưa phân tích được mặt mạnh, mặt tích cực của sản phẩm đối với khách hàng khi tham gia du lịch. Mặt khác, do sự biến tướng của số ít công ty bảo hiểm làm ăn manh mún đang hoạt động trên thị trường đã gây ra cảnh “con sâu làm rầu nồi canh”, khiến cho người dân hoang mang và mất lòng tin ngay cả với các công ty bảo hiểm uy tín.Bà Liên cho biết thêm: Bảo hiểm là một sản phẩm vô hình và chỉ khi khách hàng phát sinh sự kiện bảo hiểm và tiếp cận với dịch vụ thì lòng tin của họ mới được xây dựng. Vì vậy với bất kỳ nhà bảo hiểm nào muốn có được sự tin tưởng của khách hàng thì dịch vụ phải tốt. Khi khách hàng tiếp xúc để yêu cầu giải quyết quyền lợi phải được nhà bảo hiểm tư vấn đầy đủ và giải thích rõ quy trình làm việc, tránh việc bắt khách hàng phải đi lại nhiều lần gây mất thời gian. Hồ sơ phải được giải quyết nhanh chóng và đúng cam kết cho khách hàng. Kết quả giải quyết phải thông báo rõ ràng, tránh gây hiểu lầm trong mọi trường hợp.
Theo quy định của luật du lịch, tất cả các chuyến du lịch nước ngoài thông qua Tổ chức du lịch đều bắt buộc phải có bảo hiểm du lịch toàn cầu trong suốt thời gian thực hiện chuyến đi, còn đối với du lịch cá nhân hoặc tự tổ chức thì không có sự bắt buộc này, nhưng sẽ theo quy định của từng nước đến. Khi mua bảo hiểm, du khách nên chú ý đến phạm vi của sản phẩm, một sản phẩm bảo hiểm đầy đủ phải có các hạng mục di chuyển y tế khẩn cấp, người thân sang thăm cho đến chăm sóc trẻ em, hồi hương. Ngoài ra, sản phẩm cũng phải hỗ trợ việc ăn, ở đi lại, mất, thiệt hại hành lý cá nhân trong các trường hợp hủy bỏ chuyến đi, hoãn chuyến đi, rút ngắn chuyến đi, phương tiện vận chuyển công cộng bị trì hoãn, lỡ chuyến đi do không kịp nối chuyến, hành lý đến chậm hay mất mát, giấy tờ đi đường, chi phí khách sạn trong thời gian dưỡng bệnh, chi phí ăn ở đi lại cho người đi cùng, truyền tin khẩn cấp, thay đổi nhân sự trong trường hợp khẩn cấp, trách nhiệm cá nhân, chi phí pháp lý, tạm ứng tại ngoại hậu cứu. Thêm vào đó, quyền lợi của du khách còn có thể được bảo đảm tối đa với các dịch vụ hỗ trợ du lịch như: Phiên dịch trực tuyến, hỗ trợ thông tin, tạm ứng tài chính, gia hạn hợp đồng bảo hiểm.
Từ những câu chuyện thực tế
Ông Đặng Diệp Đại Khoa – Giám đốc Định phí và phát triển sản phẩm Bảo hiểm AAAcho biết, ở Bảo hiểm AAA, sản phẩm bảo hiểm toàn cầu với mức phí bồi thườngtừ 1,050,000,000 đồng đến 3,150,000,000 đồngchiếm được một thị phần khá lớn nhờ công ty luôn chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp tại nước sở tại, có trung tâm trợ giúp khẩn cấp toàn cầu hoạt động 24/24h và 365 ngày trong năm với nhiều ngôn ngữ cho khách hàng lựa chọn, đồng thời Bảo hiểm AAA cũng hỗ trợ bệnh có sẵn và bệnh mạn tính cũng như tạm ứng tài chính – đây là quyền lợi độc nhất trên thị trường mà mới chỉ có Bảo hiểm AAA cung cấp. Chia sẻ về sản phẩm này, chị Triệu Thị Minh Hiếu, ngụ tại TP.HCM có con gái đang du học tại Xinhgapo cho biết, tháng 5/2012, chị sang Xinhgapo thăm con và tại đây chị bị mắc bệnh thủy đậu, phải hủy vé máy bay chiều về đã đặt trước vì phải lưu lại Singapore thêm năm ngày. Tại đây, bác sĩ người Xinhgapo của Bảo hiểm AAA đã đến tận nhà khám và cho chị thuốc một cách tận tình. Toàn bộ chi phí chữa bệnh 640USD (15.771.000 đồng) cho chị Hiếu được bảo hiểm AAA chi trả. Cách giải quyết sự cố nhanh chóng, đầy trách nhiệm của Bảo hiểm AAA đã khiến chị Hiếu an tâm.Điều chị ngạc nhiên là ở Việt nam có một dịch vụ mang tầm quốc tế như vậy mà không được nhiều người hiết đến. Chị nhanh chóng quyết định sẽ tiếp tục tham gia loại bảo hiểm trên trong những chuyến xuất ngoại sắp tới cho gia đình và quảng bá cho bạn bè, người thân cùng tham gia.
Hiện nay có nhiều công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm du lịch toàn cầu, mỗi sản phẩm sẽ có số tiền, quyền lợi, loại trừ và trợ giúp khác nhau. Vì vậy, để chọn một sản phẩm thích hợp cho mình, khách hàng nên xem xét và tìm đến các công ty uy tín hoặc tham khảo những người quen đã có kinh nghiệm đi du lịch. Phí sản phẩm cũng là một yếu tố cần quan tâm nhưng không phải là quyết định. Một số công ty có phí thấp nhưng chất lượng sản phẩm cũng như quyền lợi chi trả, cách thức chi trả, cách thức giải quyết và cả dịch vụ trợ giúp của đối tác bên nước ngoài… không tốt hoặc không phù hợp cũng là điều mà khách hàng cần cân nhắc.Anh Hồ Hưng Anh Kiến trúc sư, làm việc tại một công ty liên doanh chia sẻ: “Năm ngoái, tôi tham gia chuyến du lịch Hàn Quốc. Trước ngày khởi hành, tôi có mua Bảo hiểm Du lịch toàn cầu tại Bảo hiểm AAA. Tuy nhiên, do bị trục trặc visa nên kế hoạch bay của tôi tạm hoãn lại. Khi đó, tôi đã gọi điện đến Tổng đài Bảo hiểm AAA 1800 1528 để thông báo việc dời ngày bay, lúc đó đã 10 giờ đêm rồi. Điều bất ngờ cho tôi là được nhân viên trực Tổng đài tư vấn rất kỹ về mọi thủ tục cần thiết và tôi không phải mất thêm khoản chi phí nào. Trong lần xuất ngoại gần đây, tôi cũng chứng kiến người bạn đi cùng bị mất laptop vừa mua được từ Xinhgapo khi về đến sân bay Việt Nam. Rất may, khi mua hàng, chị cẩn thận giữ lại tất cả các giấy tờ thanh toán, đồng thời có cả giấy xác nhận của An ninh hàng không, nên chiếc laptop “không cánh mà bay” của chị đã được Bảo hiểm AAA bồi thường ngay sau đó.”
Rõ ràng với những lợi thế riêng của mình, sản phẩm bảo hiểm du lịch toàn cầu sẽ ngày càng trở nên hữu ích với người dân. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội tăng trưởng, các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước cũng phải đối mặt với nhiều thách thức nếu bản thân các nhà bảo hiểm không hiểu rõ vai trò, tác dụng của chính sản phẩm này trong cuộc sống để dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy, điều quan trọng là cả ba bên (công ty du lịch – công ty bảo hiểm – khách hàng) phải cùng tuân thủ các nguyên tắc để đem lại môi trường trong sạch cho ngành bảo hiểm.
Th. Tr.