Trên
cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương
UBND tỉnh Khánh Hòa triển khai thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư xây dựng
Trung tâm nghề cá lớn.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Khánh Hòa làm việc cụ
thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hoàn thiện thủ tục đầu tư
theo quy định của Luật Đầu tư công và đưa vào kế hoạch trung hạn 5 năm
2016-2020 để đầu tư. Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý UBND tỉnh Khánh Hòa lựa
chọn chỉ định đơn vị tư vấn để lập quy hoạch, lập dự án đầu tư. UBND tỉnh Khánh
Hòa chịu trách nhiệm toàn diện về việc lựa chọn chỉ định đơn vị tư vấn trên.
Theo
Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt, cả nước sẽ hình thành 5 trung tâm nghề cá ở các vùng trọng
điểm. Trong đó, Khánh Hòa được chọn là địa phương để xây dựng trung tâm nghề cá
vùng Nam Trung bộ.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Khánh Hòa là tỉnh hội tụ đủ 6 tiêu chí để xây dựng trung tâm nghề cá khu vực
như: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý; khả năng thu hút các nguồn lực, tạo sức
hút về thị trường, gắn kết các khâu trong chuỗi làm tăng giá trị các sản phẩm
thủy sản; sự thống nhất với các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển;
nguồn nhân lực; vai trò của kinh tế thủy sản đối với kinh tế vùng và vị trí gắn
với quốc phòng, an ninh, biển đảo; đánh giá độ rủi ro.
Hình thành trung tâm
nghề cá vùng dựa trên cơ sở thu hút, khai thác nguồn lực và phát huy những tiềm
năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng,
các nguồn lực của vùng... nhằm xây dựng những vùng phát triển kinh tế thủy sản
năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
Theo đó, Khánh Hòa cũng như
các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ hỗ trợ nhau cùng phát
triển nghề cá theo hướng bền vững. Do các địa phương đều có tính tương đồng về
điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển nên có sự lan tỏa kinh nghiệm và
chia sẻ trí thức trong hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản,
đóng tàu.
X.P