Việt Nam chú trọng phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử

Ngày 18/10, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội nghị giao ban quản lý Nhà nước quý III/2024.

Hội nghị đã nghe ý kiến của các đơn vị thuộc các lĩnh vực báo chí, xuất bản, in… Đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã trình bày kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc về thúc đẩy phát triển hêh thống công nghiệp sản xuất (IoT).

Chú thích ảnh

Cụ thể, Trung Quốc đã thúc đẩy nghiên cứu, tạo ra hệ thống công nghiệp sản xuất IoT (internet vạn vật) hoàn chỉnh; đẩy mạnh ứng dụng IoT trong các lĩnh vực trọng điểm: Dịch vụ công, thành phố thông minh, nhà thông minh; khuyến khích tất cả các địa phương ứng dụng công nghệ IoT, thực hiện thí điểm và trình diễn các mô hình điểm để nhân rộng toàn quốc. Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2027, IoT kết nối qua 4G/5G chiếm 95%.

Trong khi đó, Hàn Quốc phát triển IoT kết hợp sức mạnh Chính phủ cùng với các doanh nghiệp (DN) viễn thông và các DN sản xuất. Chính quyền địa phương phối hợp các DN lớn cung cấp nền tảng và mạng lưới, các DN vừa và nhỏ phát triển phần cứng và ứng dụng. Chính phủ đầu tư phát triển các công nghệ lõi IoT, phát triển hệ sinh thái IoT, chia sẻ giải pháp giảm áp lực gia nhập cho các DN nhỏ và vừa.

Tại hội nghị, trước đề xuất DN Việt Nam phát triển IoT dùng chip Make in Viet Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định ngành công nghiệp điện tử là ngành đầu ra cho ngành công nghiệp chip bán dẫn. Việt Nam chú trọng phát triển công nghiệp bán dẫn là chú trọng công nghiệp điện tử Việt Nam. Trong Chiến lược có nêu nội dung phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam để dùng chip bán dẫn của Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã quán triệt bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về “Chuyển đổi số (CĐS) - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. CĐS là cuộc cách mạng tạo ra sự thay đổi toàn diện và sâu rộng trong mọi lĩnh vực; tạo ra không gian phát triển mới, tài nguyên mới; tăng cường kết nối và toàn cầu hoá; thay đổi cách thức tiêu dùng và hành vi người dùng; tác động sâu sắc đến xã hội và văn hoá.

XM/Báo Tin tức
Các nước ASEAN hợp tác thúc đẩy kinh tế số, bảo vệ quyền lao động di cư
Các nước ASEAN hợp tác thúc đẩy kinh tế số, bảo vệ quyền lao động di cư

Ngày 17/10 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN