Tập đoàn quảng cáo lớn nhất thế giới ra đời

Ngày 9/1, Ủy ban châu Âu (EC) đã phê chuẩn thương vụ hợp nhất giữa Publicis của Pháp và Omnicom của Mỹ, hai tập đoàn quảng cáo lớn thứ hai và thứ ba thế giới hiện nay.

Quyết định này, cùng với việc chính quyền Mỹ cũng đã "bật đèn xanh" từ tháng 11/2013, giúp hai công ty trên vượt qua được trở ngại chính về pháp lý và trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực quảng cáo với tổng số lao động 130.000 người và giá trị vốn lên tới 35 tỷ USD.

Giám đốc điều hành Omnicom John Wren và Chủ tịch hãng Publicis Groupe, Maurice Levy.


Tập đoàn mới với tên gọi Publicis Omnicom, có quy mô vượt xa hãng số một thế giới hiện nay là WPP, sẽ là công ty mẹ của các hãng quảng cáo hàng đầu thế giới như Saatchi & Saatchi, Leo Burnett, Razorfish, BBDO và Ketchum, những đơn vị đại diện quảng cáo cho các thương hiệu Nike, LVMH, Nestle, Volkswagen, Unilever và ExxonMobile.

EC, cơ quan kiểm soát các quy định cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU), cho biết đã xem xét các tác động thị trường có thể có ở 20 nước và thấy không cần thiết phải cản trở thương vụ này. Theo EC, tính cạnh tranh của thị trường quảng cáo quốc tế không bị ảnh hưởng do vụ hợp nhất vì vẫn đảm bảo các yếu tố như có sự tồn tại của các đối thủ lớn, rào cản gia nhập thị trường tương đối thấp và sức cạnh tranh đáng kể của các công ty truyền thông khác.

Publicis Omnicom sẽ phải cạnh tranh với một số tập đoàn quảng cáo quốc tế lớn như WPP, Dentsu-Aegis, IPG và Havas, những công ty được xem là đủ mạnh trong một cuộc chơi toàn cầu.


Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã làm thay đổi căn bản ngành công nghiệp quảng cáo với sự ra đời của các hệ thống quảng cáo trực tuyến và trên thiết bị di động, trong đó có mạng xã hội. Đây được xem là những hình thức quảng cáo chính trong tương lai. Publicis Omnicom sẽ tập trung vào hoạt động quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số đang ngày càng phát triển và dần thay thế các hình thức quảng cáo truyền thống này.


TTXVN/Tin tức
Số doanh nghiệp Mỹ phá sản thấp nhất 7 năm qua
Số doanh nghiệp Mỹ phá sản thấp nhất 7 năm qua

Nhờ chính sách duy trì lãi suất cơ bản gần bằng 0 của Ngân hàng dự trữ liên bang (FED) nên số lượng doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin bảo lãnh phá sản trong năm 2013 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN