Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư FDI vào công nghệ chíp

Ngày 28/12, Văn phòng Chính phủ có công văn 8806/VPCP-QHQT xử lý thông tin báo chí về giữ chân FDI công nghệ cao.

Chú thích ảnh
Dây chuyền sản xuất linh kiện cho các sản phẩm điện tử tại Công ty TNHH INOAC Viet Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản), tại Khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội). Ảnh: Danh Lam/TTXKN

Cụ thể, ngày 22/12, báo chí đăng bài "Giữ chân FDI công nghệ cao cách nào?" với nội dung: "Làn sóng dịch chuyển FDI toàn cầu đã có những doanh nghiệp FDI công nghệ hàng đầu thế giới tới Việt Nam trong 3 năm qua. Nhưng đây mới là thành công bước đầu trong thu hút FDI công nghệ cao. Có ý kiến cho rằng, từ phía Nhà nước, ngoài việc giữ ổn định nền tảng vĩ mô, cần xây dựng chính sách ưu đãi thuế, phí, đất đai phù hợp, đặc biệt là việc nhanh chóng xây dựng chính sách thu thuế tối thiểu toàn cầu, minh bạch môi trường đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó cần chuẩn bị cả về hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, nhà xưởng, hệ thống logistics hiện đại, có năng lực vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, hạ tầng xã hội, tạo môi trường sống hấp dẫn, tạo thuận lợi về chỗ ở cho nhà đầu tư".

Về thông tin trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư FDI vào công nghệ chíp, trình Chính phủ trong quý I/2023.

TTXVN/Báo Tin tức
Thu hút FDI năm 2022 đạt gần 27,72 tỷ USD
Thu hút FDI năm 2022 đạt gần 27,72 tỷ USD

Tính đến 20/12/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN