Dấu ấn Hà Nội 60 năm phát triển

Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội và các đơn vị quân đội đã vào tiếp quản Thủ đô. Kể từ thời khắc lịch sử ấy, trải qua 60 năm, Thủ đô Hà Nội đã có nhiều đổi thay về diện mạo và đạt nhiều thành tựu kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục...

Nút giao thông Đại lộ Thăng Long - Phạm Hùng - Nguyễn Chí Thanh, một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN


Một trong hai đầu tầu kinh tế lớn cả nước


Sau ngày giải phóng, Hà Nội bắt tay vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, 

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội: Kết nối hệ thống giao thông Những công trình giao thông Thủ đô đã và đang góp phần làm nổi bật những thành tựu của Hà Nội. Trước ngày giải phóng, Hà Nội chỉ có cầu Long Biên, nay bắc qua sông Hồng có 5 cây cầu kết nối với các tuyến đường phía bắc và vùng sông Hồng, giúp Hà Nội liên kết vùng phát triển. Tiếp đó là những thay đổi trong vận tải hành khách công cộng. Trước chỉ có 1 - 2 tuyến đường xe điện công cộng; nay có 89 tuyến xe buýt vận chuyển hơn 5 triệu lượt khách, phục vụ nhu cầu đi lại nhân dân. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được thành phố Hà Nội chỉ đạo quyết liệt và đã có hiệu quả qua việc xây cầu vượt và tổ chức giao thông hợp lý tại các nút ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, Hà Nội cần quan tâm giảm phương tiện giao thông cá nhân. Nếu không phát triển giao thông công cộng sẽ ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. Hà Nội đang tiến tới hình thành 8 tuyến đường xe điện trên cao kết nối hệ thống tuyến xe buýt và theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Ông Nguyễn Đình Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội: Phát triển kinh tế tri thức Sau 60 năm giải phóng, kinh tế Thủ đô có những bước phát triển mạnh mẽ, từ một nền sản xuất hàng hóa nhỏ là chủ yếu đã chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Hà Nội có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế tri thức. Để phát triển kinh tế tri thức, Hà Nội sớm xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, trong đó cụ thể hóa Luật Thủ đô trong việc xây dựng cơ chế chính sách đặc thù phát triển kinh tế tri thức; xây dựng mô hình kinh tế tri thức hiệu quả, từ đó nhân rộng ra các địa phương khác. Bên cạnh đó, Hà Nội tập trung phát triển khoa học - công nghệ; huy động các nguồn vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế tri thức; phát triển giáo dục - đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ông Lê Toàn Khang, Phó Giám đốc sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Làm tốt chăm sóc người có công Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội đã trích gần 22 tỷ đồng từ ngân sách tặng 42.130 suất quà tới các đối tượng chính sách tham gia kháng chiến chống Pháp và giải phóng Thủ đô; trị giá mức quà 500.000 đồng/suất. Tặng quà cho 300 nhân chứng lịch sử là cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, gia đình chính sách tiêu biểu của 30 quận huyện với mức quà 1,1 triệu đồng/suất. Các hoạt động chăm sóc đối tượng có công được đẩy mạnh như Quỹ đền ơn đáp nghĩa vận động được hơn 27 tỷ đồng, vượt 70% so với kế hoạch; hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới cho 749 nhà ở hộ có công, vượt 12%.

đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975). Giai đoạn 1954 - 1964, Hà Nội vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa khôi phục kinh tế đã có hàng loạt nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mới ra đời; các công trình thủy lợi, nông trường, trại chăn nuôi được xây dựng; trường học được xây mới, bệnh viện được cải tạo, nâng cấp. Đến năm 1965, Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc.


Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, thống nhất đất nước, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội đã khẩn trương khôi phục những cơ sở kinh tế - văn hóa bị chiến tranh tàn phá, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đồng thời tìm cách tháo gỡ khó khăn để đi lên.


Đến thời kỳ đổi mới đất nước (1986 tới nay), Hà Nội luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, thành phố Hà Nội đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ vậy, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và từng bước hiện đại hóa; tỉ trọng công nghiệp tăng...


Đặc biệt, năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, vị trí kinh tế Thủ đô đóng góp càng lớn so với cả nước. Giai đoạn 2008 - 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,5%/năm, gấp 1,5 lần so với mức trung bình của cả nước, GDP chiếm 10%, thu ngân sách chiếm gần 20% cả nước. Thu nhập của người dân tăng lên, đời sống được cải thiện. Huy động vốn đầu tư trên địa bàn tiếp tục được đẩy mạnh, bình quân giai đoạn 2008 - 2014 đạt mức tăng 16,6%. Năm 2013, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 232.659 tỉ đồng, gấp 1,87 lần so với năm 2008, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước...


Các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, nông thôn tiến bộ rõ rệt. Nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới có chuyển biến tích cực; công nghiệp tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất bình quân tăng trưởng đạt 12,9%. Hà Nội đã đầu tư xây dựng 107 cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.192 ha, tăng 5 cụm và tăng 2,8% so với năm 2008.


Hà Nội trở thành một trong hai đầu tàu kinh tế lớn của cả nước. Từ sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội tiếp tục đạt nhiều kết quả nổi bật, toàn diện. Vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô, của đất nước trong cộng đồng quốc tế và bè bạn năm châu không ngừng được nâng cao.


Xây dựng đô thị văn minh


Trong xây dựng và quản lý đô thị, Hà Nội đã có nhiều bước tiến đáng kể, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình, diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang.


Hà Nội hiện đại hơn, rộng mở hơn thông qua các dự án hạ tầng giao thông. Đây cũng là trọng điểm được Hà Nội chọn làm đột phá cho sự phát triển nhanh và mạnh sau này. Hệ thống đường vành đai 1, 2, 3 cùng hệ thống tuyến đường hướng tâm đã được định hình với quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường Lê Văn Lương kéo dài, Đào Tấn - Nguyễn Khánh Toàn, Cát Linh - La Thành... đã tạo thành mạng lưới giao thông nội đô, góp phần cho người dân đi lại thuận tiện. Bên cạnh đó, các dự án đang triển khai thực hiện theo đúng tiến độ như đường 5 kéo dài, vành đai 1 Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, đường Trần Phú - Kim Mã, tuyến vành đai Đền Lừ - Trương Định... Những dự án hạ tầng giao thông đã triển khai không chỉ giúp người dân đi lại thuận tiện mà còn là sự kết nối khu vực trung tâm đến 5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.


Mạng lưới giao thông được mở rộng, hạ tầng cũng phát triển theo đã tạo lên sự sầm uất và sức sống mới ở các đô thị vệ tinh. Tại đô thị Sơn Tây, nhiều tiềm năng du lịch đã được đánh thức, từ làng cổ Đường Lâm đến đến Vườn quốc gia Ba Vì... trở thành những điểm đến của du khách khi thăm Thủ đô. Đô thị Hòa Lạc với khu công nghệ cao đã thu hút được khoảng 70 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 56.000 tỷ đồng trên diện tích gần 354 ha.


Không chỉ xây dựng hạ tầng, Hà Nội đang triển khai thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị 2014” để hướng tới đô thị xanh - sạch - đẹp. Trong thời gian qua, Hà Nội tập trung sắp xếp lại các đường dây, cáp đi nổi trên 19 tuyến phố bước đầu tạo dựng lên bộ mặt khang trang. Hà Nội đang triển khai giai đoạn 2 với mục tiêu đến cuối năm thực hiện được 60 tuyến phố, giải tỏa được gần một nửa tụ điểm chợ cóc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Hà Nội cũng tăng cường xử lý vi phạm trật tự xây dựng, nhà siêu mỏng, siêu méo, thực hiện tổng vệ sinh môi trường vào ngày cuối tuần.


Hà Nội đã “thay da đổi thịt” trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật - công nghệ hàng đầu của cả nước. Thủ đô Hà Nội đã có những đổi thay toàn diện trên mọi lĩnh vực, cuộc sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Hà Nội ngày càng khang trang, hiện đại hơn, xứng tầm là Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình.

 


Xuân Minh

Ký ức tháng Mười - Hà Nội ngày giải phóng
Ký ức tháng Mười - Hà Nội ngày giải phóng

Trong không khí những ngày kỷ niệm giải phóng Thủ đô 10/10, chúng tôi có dịp sống lại những ngày hào hùng cách đây 60 năm qua dịp gặp gỡ với những chiến sĩ đã về tiếp quản Thủ đô. “Hà Nội - Ký ức tháng Mười” vẫn còn in đậm trong tâm trí những người chiến sĩ về tiếp quản Thủ đô năm ấy.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN