“Kỹ sư không bằng” và sáng chế lò đốt rác thải độc hại y tế


Theo đánh giá của Bộ KH&CN,
lò đốt rác thải độc hại y tế Hỏa Tự Long do ông Trịnh Đình Năng (Bắc Kạn) sáng chế là công nghệ lò đốt rác thải y tế đầu tiên ở Việt Nam đạt quy chuẩn 30 của Bộ, tiết kiệm trên 80% nhiên liệu đốt so với lò nhập ngoại; chỉ hết chi phí 5.000 đ/1 kg rác thải nếu đốt bằng dầu diezen, 2.000đ/1kg rác thải nếu đốt bằng dầu thải.  


Lò đốt rác thải độc hại y tế Hỏa Tự Long (HTL) là sáng chế của công ty TNHH nhiệt công nghiệp HTL. Đây là lò đốt rác thải độc hại y tế được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng độc quyền sáng chế số 10147. Lò đốt rác thải độc hại y tế HTL hội đủ tính ưu việt, vượt trội so với các loại lò đốt rác thải độc hại y tế của thế giới về mặt kinh tế, đặc biệt là xử lý khí thải ra môi trường hoàn hảo nhất.


Sản phẩm vì môi trường

Trịnh Đình Năng sinh ra ở Hải Dương, nhưng từ nhỏ đã theo cha mẹ lên sinh sống tại Bắc Kạn. Gắn bó với Bắc Kạn, ông coi Bắc Kạn là quê hương của mình quyết định chọn Bắc Kạn là điểm đặt cơ sở sản xuất các sản phẩm xử lý rác thải nói chung và xử lý rác thải độc hại y tế nói riêng mang thương hiệu Bắc Kạn. Tỉnh Bắc Kạn cũng đã ủng hộ quyết định của ông và phê duyệt cho ông một diện tích đất để đặt Công ty TNHH nhiệt công nghiệp Hỏa Tự Long (HTL), tại thôn Nam Đội Thân, xã Nông Thượng, thị xã Bắc Kạn.

 

Ông cho biết, xử lý rác thải là để bảo vệ môi trường. Xử lý rác thải độc hại y tế càng cần phải chú ý đến môi trường vì rác thải y tế tổng hợp nhiều chất độc hại liên quan đến bệnh tật, tính truyền nhiễm cao. Mục tiêu quan trọng nhất của lò đốt rác thải y tế HTL là xử lý môi trường.

Sản phẩm sáng chế lò đốt rác thải độc hại y tế hiệu HTL có 3 bộ phận chính: Đầu đốt; lò đốt và hệ thống xử lý khói bụi. Lò đốt là một hệ thống thiết bị đồng bộ, thực hiện đốt liên hoàn không gián đoạn, công đoạn thiêu đốt bằng thiết bị công nghệ nano khép kín nên phân huỷ triệt để khói, bụi và các mùi độc hại. Trong khi đốt, vẫn có thể mở cửa lò cho rác vào được, người vận hành lò không bị ảnh hưởng, nhiệt độ trong lò cũng không giảm.

Lò đốt rác YT 15. Ảnh: Baobackan


Lò có 3 mắt quan sát, có thể quan sát băng mắt thường hoặc lắp hệ thống camera để quan sát sự cháy bên trong. Ông Năng khẳng định: Các vật liệu, thiết bị của lò đốt này đều do ông tự chế tạo bằng vật liệu trong nước, chỉ mua nguyên liệu, vật liệu chịu lửa của nước ngoài.

Đầu đốt mang thương hiệu HTL hoàn toàn vượt trội so với các loại đầu đốt của các nước có nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới đang được sử dụng rộng rãi trong đốt rác thải y tế độc hại hiện nay, đạt đến nhiệt độ 1.400 độ nhanh nhất. Nếu nhiệt độ lò đã nóng 1.000 độ thì ngọn lửa đốt đạt đến 1.800­ độ; có bộ phận tinh chỉnh và xử lý điều áp vận hành thuận lợi, chính xác nên khống chế và duy trị được nhiệt độ ổn định.


Lò đốt rác thải độc hại y tế HTL hội đủ 5 yếu tố mang tính ưu việt: Dập bụi nhanh nhất; hạ nhiệt nhanh nhất; giá thành đốt thấp nhất; thời gian đốt nhanh nhất và nhiệt độ đốt cao nhất. Cùng chủng loại, cùng kích thước,hiện chưa có lò đốt rác thải y tế nào trên thế giới đạt được các tiêu chó đó.

 

Theo đánh giá của Bộ KH&CN, lò đốt HTL là công nghệ lò đốt rác thải y tế đầu tiên ở Việt Nam đạt quy chuẩn 30 của Bộ, tiết kiệm trên 80% nhiên liệu đốt so với lò nhập ngoại; chỉ hết chi phí 5.000 đ/1 kg rác thải nếu đốt bằng dầu diezen, 2.000đ/1kg rác thải nếu đốt bằng dầu thải. Trong khi đó, các loại lò của Mỹ, Nhật hiện nay phải chi phí tới 80.000đ/1kg rác thải, của Anh là 70.000đ/1kg rác thải.


Hiện nay, công ty TNHH công nghiệp HTL đang sản xuất các nhãn hiệu sản phẩm như lò đốt HTL YT-15; YT-30; YT- 50; YT-100 và YT- 500 tương ứng với công suất đốt từ 15 đến 500 kg rác/giờ. Một công ty ở Đức đã ngỏ lời mua công nghệ hoặc hợp tác với điều kiện xây dựng nhà máy ở Đức, đăng ký bản quyền ở châu Âu và một công ty ở Hà Nội cũng có đề nghị tương tự nhưng ông Năng đã từ chối. Ông nghĩ, mình là người Bắc Kạn và muốn sản xuất sản phẩm này từ Bắc Kạn vì thực tế giá thành vận chuyển kể cả đi khắp thế giới vẫn rẻ hơn lò đốt nhập ngoại.


Chân dung “Kỹ sư không bằng”

Trịnh Đình Năng tâm sự :"Sáng chế là đam mê của tôi. Gia cảnh khó khăn nên không được theo học đến nơi đến chốn, học hết cấp 2 rồi đi học cơ khí, tham gia lao động ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, nhưng làm ở đâu tôi đều có những sáng tạo để nâng cao chất lượng, giảm sức lao động".

Vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ trước, Trịnh Đình Năng đã sáng chế ra máy ép biên xe máy bán khắp miền Bắc. Dân trong nghề xe máy thời đó đều biết hoặc nghe danh về ông. Không chỉ bán máy ép biên, vốn là thợ cơ khí, ông còn tự mình tiện ra những phụ tùng “độc” để bán theo đơn đặt hàng.


Ở Bắc Kạn vốn nhiều vàng sa khoáng, đầu nậu trong tỉnh và từ các tỉnh đổ sô đến khai thác trái phép có, cấp phép cũng có. Trịnh Đình Năng cũng dính vào "vòng xoáy" của vàng. Ông đã tự chế được chiếc máy tuyển lọc vàng từ đất, đá nghiền mang lại lợi nhuận cao. Vốn là người thật thà và cũng chưa có kinh nghiệm trong sở hữu trí tuệ, ông bị đối tác cùng làm ăn chiếm đoạt. Chán nản, ông quyết định tìm hướng đi riêng cho mình.


Dáng người nhỏ bé, có cách nói “ngang ngang” nhưng con người ưa hoạt động này có một trí tuệ tuyệt vời. Trịnh Đình Năng đọc nhiều, trí nhớ tốt. Kiến thức ông có được để trở thành nhà phát minh là nhờ tự học. Là người chưa học hết Trung học phổ thông nhưng nói về hóa học, về toán học thì... cả ngày không hết.

Bằng độc quyền sáng chế. Ảnh: Baobackan


Khi sáng chế lò đốt rác thải độc hại y tế, ông đã nghiên cứu rất kỹ các đặc tính, nguyên lý, các loại rác thải y tế vốn nhiều chất khác nhau, để đưa ra các pháp phân hủy tối ưu nhất. Sáng chế lò đốt rác thải y tế độc hại HTL và cả những hệ thống xử lý rác thải nói chung của ông đã góp phần giải quyết vấn đề môi trường- một thực trạng khó giải quyết của nhiều địa phương. 


Đây là hệ thống xử lý rác thải rẻ nhất, hiệu quả nhất. Với việc tái tạo các chất thải thành điện năng, thành những sản phẩm phân bón, sản phẩm đã được ứng dụng thành công ở 4 bệnh viện, trung tâm y tế và hệ thống xử lý rác thải ở thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa).


Nguyễn Trình

 

Một nông dân sáng chế được máy gieo hạt rau
Một nông dân sáng chế được máy gieo hạt rau

Anh Lê Công Thành, một nông dân ở xã Phú Lâm, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã đạt giải nhì tại hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai tổ chức với việc nghiên cứu chế tạo thành công máy gieo hạt các loại rau.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN