Theo BBC, người chịu trách nhiệm cho các thử nghiệm thực địa là tiến sĩ Phạm Thị Thu Hương tại Viện Nghiên cứu Cây lương thực và Cây trồng
Việt Nam.
Tiến sĩ Hương phân tích: “Giống như nhiều loại cây trồng khác, lúa cũng phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng thiết yếu từ phân đạm. Nhưng 50% phân bón hiện nay đều bốc hơi hoặc trôi đi và lượng nitrogen dư thừa này hình thành nitrogen dioxide độc hại hơn carbon dioxide gấp 300 lần”.
Những cây mạ đã được ngâm trong dung dịch vi khuẩn cố định đạm từ khi còn là hạt thóc. Ảnh: BBC |
Trong khi đó, vi khuẩn cố định đạm (thường xuất hiện trong cây mía) lại có thể tạo điều kiện để lúa tự hấp thụ nitrogen từ không khí thay vì phải dựa vào phân bón có chứa nitrogen.
Từ đây, Tiến sĩ Hương thử nghiệm trồng mạ 15 “ngày tuổi” trên cánh đồng để xác định chênh lệch về độ cao và trọng lượng của những cây mạ được qua dung dịch vi khuẩn cố định đạm từ khi còn là hạt thóc và những cây không được trải qua quá trình này.
Việc thừa nitrogen từ phân bón có thể gây ô nhiễm sông, biển. Ảnh: BBC |
Tiến sĩ Hương khẳng định khi lúa phát triển, mối quan hệ ưa khí giữa vi khuẩn cố định đạm và cây lúa ngày càng mạnh.
Tiến sĩ Hương nhận thấy trong điều kiện thuận lợi nhất của cuộc thử nghiệm, các giống lúa có mức độ phản ứng khác nhau với vi khuẩn cố định đạm.
Cuộc thử nghiệm đầu tiên của Tiến sĩ Hương đã thất bại nhưng sau khi quay trở lại phòng thí nghiệm và nỗ lực nhiều lần, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra được công thức chuẩn.
Tiến sĩ Hương chia sẻ: “Tôi hy vọng rằng công việc của mình sẽ hỗ trợ đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu đồng thời bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên”.
Cuộc thử nghiệm của Tiến sỹ Hương tại Việt nam là một phần trong
hoạt động của mạng lưới toàn cầu các khoa học gia và các doanh nghiệp,
với hy vọng là công nghệ cố định đạm có thể trở thành giải pháp được
không.