Một tiểu hành tinh nhỏ đi vào khí quyển Trái đất 

Theo thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), một tiểu hành tinh rất nhỏ đã đi vào bầu khí quyển Trái đất, nhưng không gây ra tác động đáng kể.  

Các chuyên gia nghiên cứu vật thể gần Trái đất của NASA và ESA đã phát hiện tiểu hành tinh có đường kính khoảng 1 mét này trong ngày 4/9. 

Theo NASA, tiểu hành tinh trên đi vào khí quyển Trái Đất lúc 12 giờ 40 phút ngày 4/9 (theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức 23 giờ 40 phút cùng ngày theo giờ Việt Nam) và tạo ra một quả cầu lửa ngoài khơi bờ biển phía Đông của Philippines.

Trong khi đó, ESA cho biết tiểu hành tinh đã đi vào vùng khí quyển Trái đất tại khu vực gần đảo Luzon của Philippines.

Thanh Phương  (TTXVN)
Lần đầu tiên phát hiện các phân tử nước trên bề mặt tiểu hành tinh
Lần đầu tiên phát hiện các phân tử nước trên bề mặt tiểu hành tinh

Dữ liệu từ Đài quan sát thiên văn hồng ngoại của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tháng 2/2024 cho thấy sự hiện diện các phân tử nước trên bề mặt hai tiểu hành tinh khác nhau. Đây là lần đầu tiên các phân tử nước được phát hiện trên bề mặt của các tiểu hành tinh, chứng tỏ những tàn tích của quá trình hình thành hệ Mặt Trời không chỉ là những tảng đá vũ trụ khô cằn mà có cả phân tử nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN