Hà Nội: Thông xe 6 nhánh ram lên xuống Vành đai 3 nối Phạm Văn Đồng

5 giờ 30 phút ngày 27/12, 6 nhánh ram lên xuống vành đai 3 (đoạn Cầu cạn Mai Dịch-Nam Thăng Long, Hà Nội) chính thức thông xe. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu TP Hà Nội xây dựng phương án tổ chức giao thông; Chỉ đạo nhà thầu vận hành và duy trì hệ thống chiếu sáng ban đêm liên tục sau thời điểm thông xe.

Theo phương án tổ chức giao thông của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, các phương tiện không được tham gia giao thông trên đường cao tốc gồm: Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h (trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc); Máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; Máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ các phương tiện làm nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường cao tốc). Người đi bộ, xe thô sơ, súc vật sẽ không được tham gia giao thông trên đường cao tốc đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.

Video phóng viên ghi nhận ngày đầu thông xe 6 nhánh ram lên xuống vành đai 3:

Ngoại trừ các phương tiện, đối tượng được nêu trên, các phương tiện cơ giới đường bộ có kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và đảm bảo các quy định của pháp luật có liên quan được phép tham gia giao thông trên đường cao tốc.

Cùng với đó, người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc có phù hiệu hoặc biểu tượng riêng được đi lại trên đường cao tốc (không quy định tốc độ) nhưng không gây ảnh hưởng và cản trở giao thông trên đường cao tốc, tuân thủ các quy định tiêu chuẩn quản lý và khai thác đường cao tốc.

Đối với xe vận chuyển hàng nguy hiểm khi lưu thông trên đường cao tốc phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền… Điều kiện sử dụng các làn đường cao tốc gồm: Mỗi chiều xe chạy gồm 2 làn xe cơ giới rộng 3,75 m, một làn xe dừng khẩn cấp rộng 2,5 m và dài an toàn trong rộng 0,75m.

Đối với các nhánh lên xuống, mỗi chiều xe chạy gồm 1 làn xe cơ giới rộng 3,5m, một làn xe dừng khẩn cấp rộng 2m và dải an toàn bên trong rộng 0,5m. Giao thông trên đường cao tốc theo hai chiều riêng biệt; các xe chỉ được vào đường cao tốc ở các nút giao.

Phương tiện không được quay đầu xe trên đường cao tốc, không cho phương tiện giao thông chạy vào làn dừng khẩn cấp, làn này chỉ phục vụ cho các phương tiện phải dừng khẩn cấp. Trên tuyến đường cao tốc bố trí 1 điểm quay đầu xe phục vụ công tác cứu nạn, cứu hỏa, điều tiết giao thông (tại lý trình Km3+ 42,2-Km3+167,2).

Chú thích ảnh
5 giờ 30 phút ngày 27/12, 6 nhánh ram lên xuống vành đai 3 (đoạn Cầu cạn Mai Dịch-Nam Thăng Long) chính thức thông xe.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Với các nhánh lên xuống, mỗi chiều xe chạy gồm 1 làn xe cơ giới rộng 3,5m, một làn xe dừng khẩn cấp rộng 2m và dải an toàn bên trong rộng 0,5m.
Chú thích ảnh
Hệ thống phản quang được lắp đặt nhiều vị trí.
Chú thích ảnh
Hệ thống đèn giao thông cùng biển báo được lắp đặt tại vị trí dễ quan sát.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Trước mỗi nhánh ram dẫn lên đường cao tốc, hệ thống hỗ trợ giảm chấn khi va chạm được lặp đặt 2 bên, giúp lái xe an toàn hơn.
Chú thích ảnh
Tại điểm giao của các nhánh ram lên xuống, vẫn có người dân cố tình đi ngược chiều, gây mất an toàn giao thông.
Chú thích ảnh
Theo nhà thầu liên danh Tokyu-Taisei, dự kiến đến cuối tháng 12/2021, khoảng 4.500 tấm polycarbonate viền nhôm chống ồn sẽ được lắp đặt hoàn thiện trên tổng chiều dài đoạn đường 5,3 km.
Chú thích ảnh
Các tấm chống ồn này là hạng mục cuối cùng của dự án, sẽ được hoàn thành sau khi 6 nhánh ram đi vào hoạt động.
Chú thích ảnh
Hạng mục 6 nhánh ram kết nối lên, xuống đường Vành đai 3 trên cao được khởi công từ tháng 10/2020, với kinh phí hơn 200 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Sở GTVT hướng dẫn các phương tiện từ đường Phạm Hùng và từ trục Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu có thể kết nối vào cao tốc tại điểm kết nối sau nút giao Mai Dịch. Các phương tiện đi trên đường cao tốc từ cầu Thăng Long về nút giao Mai Dịch có thể ra khỏi cao tốc tại vị trí trước nút Mai Dịch để kết nối với trục đường Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu hoặc vào cầu vượt dành cho đường đô thị (cầu vượt Mai Dịch) để vượt qua.

Các phương tiện từ đường Phạm Văn Đồng, đường Hoàng Quốc Việt, Trần Quốc Hoàn có thể kết nối vào cao tốc tại nhảnh lên của nút giao Hoàng Quốc Việt (nhánh HQV-A) đi cầu Thăng Long, Nội Bài.

Các phương tiện đi trên đường cao tốc từ cầu Thăng Long về nút giao Mai Dịch có thể ra khỏi cao tốc tại nhánh xuống của nút giao Hoàng Quốc Việt để kết nối với đường Phạm Văn Đồng đi Hoàng Quốc Việt hoặc trục đường Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu.

Đồng thời, phương tiện từ đường Phạm Văn Đồng, Đỗ Nhuận, có thể kết nối vào cao tốc tại nhánh lên của nút giao Tây Thăng Long (nhánh CN-A) đi Mai Dịch. Các phương tiện đi trên đường cao tốc từ nút giao Mai Dịch hướng về cầu Thăng Long có thể ra khỏi cao tốc tại nhánh xuống của nút giao Tây Thăng Long (nhánh CN-IB) để kết nối với đường Phạm Văn Đồng đi Đỗ Nhuận, công viên Hòa Bình.

Hạng mục 6 nhánh ram kết nối lên, xuống đường Vành đai 3 trên cao được khởi công từ tháng 10/2020 tại khu vực: Hoàng Quốc Việt dài 247m; khu vực Cổ Nhuế dài 330m và khu vực Nam Thăng Long dài 222m. Mỗi nút giao này sẽ được tiến hành xây dựng 2 ram lối lên và lối xuống, gồm một làn ô tô và một làn khẩn cấp.

Theo thiết kế ban đầu, dự án chỉ đầu tư cầu cạn từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long, không xây dựng các nhánh lên, xuống tuyến đường. Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự án còn dư vốn nên Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt bổ sung 6 ram với kinh phí đầu tư hơn 200 tỷ đồng.

Tin, ảnh, clip: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Ngày 27/12, thông xe 6 ram lên xuống cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long
Ngày 27/12, thông xe 6 ram lên xuống cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long

Ngày 25/12, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải) thông tin, Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản chấp thuận cho tổ chức thông xe hạng mục cầu nhánh lên xuống thuộc dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN