Trường công lập tự chủ, lương giảng viên tăng mạnh

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nâng cao năng lực tài chính của cơ sở, từ năm 2018 đến 2021, tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ đa phần tăng lên. Tổng thu ngoài ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng; thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn báo cáo tại Hội nghị tự chủ đại học 2022. Ảnh: Lê Phú. 

Tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, ngày 24/10/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập giai đoạn 2014 - 2017.

Triển khai Nghị quyết này, hệ thống  GDĐH đã có bước tiến dài về lực, các nguồn lực được khơi thông và năng lực của cơ sở đào tạo được phát huy tối đa. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có 142/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật GDĐH (được sửa đổi, bổ sung năm 2018).

Về nhân lực, từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, các trường đã từng bước hình thành cơ cấu nhân lực phù hợp. Các trường có chính sách cạnh tranh, thu hút giảng viên giỏi chuyên môn và khả năng nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ ngày một tăng, từ 25% năm 2018 lên trên 31% năm 2021.

Về tài chính, đến thời điểm hiện tại 32.76% trường đại học tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 13.79% trường tự bảo đảm chi thường xuyên.

Về nâng cao năng lực tài chính của cơ sở, từ 2018 đến 2021, tổng thu của các cơ sở GDĐH tự chủ đa phần tăng lên, tổng thu ngoài ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng; thu nhập bình quân tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý.

Đối với 23 trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, trong giai đoạn 2018-2021, thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%.

Năm 2018 tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 100 triệu/năm chiếm 26,2% trong khi năm 2021 chỉ còn 12,7%; tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 150 triệu/năm 2018 là 57,5% và chỉ còn 46,3% năm 2021.

Giảng viên có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018-2021).

LV/Báo Tin tức
Tự chủ đại học là một cơ chế mới, cần đồng bộ nhiều yếu tố
Tự chủ đại học là một cơ chế mới, cần đồng bộ nhiều yếu tố

“Tự chủ đại học là một cơ chế mới, phức tạp cần đồng bộ của nhiều yếu tố, nhiều khâu, nhiều hoạt động. Vì vậy trong quá trình triển khai, thời gian qua vẫn có những vướng mắc, còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn và đó cũng là điều khó tránh khỏi”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022 diễn ra sáng 4/8.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN