TP.Thanh Hóa hôm nay hội tụ đầy đủ các yếu tố là đô thị hiện đại, văn minh, là trung tâm Chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ của tỉnh. Ý thức được trách nhiệm, nhất là sau khi mở rộng, sáp nhập 19 xã thuộc 4 huyện về thành phố ( 1/7/2012 ) “ vào cuộc ” của cả hệ thống chính trị và nhân dân, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, trở thành động lực cho sự phát triển bền vững.
Trong giai đoạn 2016-2018, kinh tế TP.Thanh Hóa tiếp tục tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất bình quân trong giai đoạn này ước tăng 15,4% ; trong đó tăng trưởng cao nhất là các ngành dịch vụ ( tăng 16,9% ), tiếp đến là công nghiệp – xây dựng ( tăng 15,6% ). Trong 6 tháng đầu năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 12,6%, trong đó ngành dịch vụ tăng 13,6%, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 12,9% ; ngành nông, lâm, thủy sản tăng 1,8%. Xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, đạt 696,7 triệu USD, tăng 20,1% so cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,9%, hộ cận nghèo 1,54% .... Thu ngân sách ước đạt 1.350 tỷ đồng bằng 51,6% dự toán tỉnh giao, tăng 50,3% so cùng kỳ...
Đảng bộ, Chính quyền TP đã tập chung chỉ đạo, giải quyết có hiệu quả nhiều nhiệm vụ lớn đặt ra. Trong đó, đã ban hành 1 Nghị quyết chuyên đề, 4 chỉ thị, 21 chương trình hành động, 7 kế hoạch hành động; Chỉ đạo xây dựng và ban hành 11 đề án; bảo vệ thành công đề tài khoa học cấp Quốc gia “Nghiên cứu phát triển TP. Thanh Hóa hiện đại, bền vững, hướng tới đô thị xanh – thông minh ”. Các chủ chương bám sát thực tiễn được đặt ra, được cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân TP đồng tình ủng hộ và triển khai thực hiện.
Trong công tác phát triển đô thị, TP tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng và kỷ cương đô thị; rà soát các dự án chậm tiến độ cũng như đầu tư xây dựng các công trình không đúng với quy hoạch. Tiếp tục phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao, phục vụ kịp thời, đầy đủ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng bám sát các chương trình trọng tâm. Trong đó, 4 chương trình cụ thể là: Phát triển dịch vụ, trọng điểm là du lịch; phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ là mở rộng không gian thành phố theo quy hoạch; xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện; phát triển công nghiệp.
Bên cạnh hai bước đột phá trong nhiệm kỳ là: Cải cách thủ tục hành chính và phát triển hạ tầng đô thị. Đẩy mạnh phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, thúc đẩy phát triển du lịch; thu hút đầu tư các loại hình dịch vụ đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Phấn đấu đến năm 2020, TP trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch khu vực Nam Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có hàm lượng cao, chế biến, sản xuất sạch; xây dựng các khu công nghiệp để kêu gọi thu hút đầu tư và sản xuất hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn, có nhiều sản phẩm xuất khẩu. Đến nay TP đã có 17/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới…Các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội được TP triển khai đồng bộ. Trong đó giải pháp cơ bản nhất là tạo thêm nhiều cơ hội việc làm với thu nhập ổn định cho người dân thông qua chính sách vay vốn, tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, khuyến khích phát triển ngành nghề phi nông nghiệp.
Để tiếp tục xây dựng TP Thanh Hóa phát triển nhanh, bền vững, hướng tới đô thị xanh – thông minh. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Thanh Hóa tập trung triển khai xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội của TP; tiếp tục khắc phục, hoàn thiện các chỉ tiêu còn chưa đạt, quyết tâm phấn đấu xây dựng phát triển đô thị toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội, góp phần làm cho TP Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.