Thành lập Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu đầu tiên trên thế giới

Đại học Monash (Úc) và Đại học Quốc gia Fiji đã chính thức ra mắt Trung tâm nghiên cứu quốc tế mang tên Hành động vì Biến đổi Khí hậu Thái Bình Dương (PACT) nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, một trong những thách thức lớn nhất của thời đại.

Chú thích ảnh

Hành động vì Biến đổi Khí hậu Thái Bình Dương (PACT) là trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu
đầu tiên trên thế giới.

Là trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu đầu tiên trên thế giới, Trung tâm PACT có trụ sở hoạt động chung ở cả hai trường đại học, sẽ tập trung nghiên cứu các mối liên hệ quan trọng giữa kinh doanh và biến đổi khí hậu, đồng thời tìm kiếm các giải pháp thực tế cho những cộng đồng đang chịu tác động nhiều nhất từ biến đổi khí hậu.

Các quốc đảo ở Thái Bình Dương nằm trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia đang trải qua tình trạng nhiệt độ cao hơn, lượng mưa biến đổi cùng những thay đổi về tần suất cũng như cường độ của các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt.

Dự án hợp tác PACT sẽ giải quyết các tác động của nền kinh tế và kinh doanh lên sự biến đổi khí hậu, với nghiên cứu học thuật hàng đầu được các nhà hoạch định chính sách tìm kiếm nhằm tài trợ hiệu quả cho các biện pháp giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu ở khu vực Thái Bình Dương và hơn thế nữa. Ngoài trọng tâm nghiên cứu, Trung tâm PACT sẽ cung cấp các khóa đào tạo chất lượng cao và xây dựng năng lực cho các nhà hoạch định chính sách địa phương.

Trung tâm PACT đã khởi động một số dự án nghiên cứu hợp tác, xem xét việc tăng cường khả năng chống chọi và phúc lợi của các cộng đồng trước biến đổi khí hậu, hỗ trợ và cung cấp thông tin giúp triển khai hiệu quả Đạo luật Biến đổi Khí hậu năm 2021 của Fiji và thiết kế các hợp đồng cô lập carbon.

Tựu trường mùa dịch và lời khuyên từ các chuyên gia của Đại học Monash
Tựu trường mùa dịch và lời khuyên từ các chuyên gia của Đại học Monash

COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn giáo dục sâu sắc trên toàn cầu, dẫn đến việc các trường học trên toàn thế giới phải chuyển sang phương pháp giảng dạy trực tuyến, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, việc chuyển đổi đột ngột sang hình thức học trực tuyến đã gây ra nhiều trở ngại, bao gồm khó khăn trong việc hỗ trợ giáo dục, thiếu tương tác trực tiếp và hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng lắng nghe các nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ Đại học Monash, Úc chia sẻ suy nghĩ về bối cảnh giáo dục đang thay đổi và đề xuất của họ về cách giải quyết những vấn đề trên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN