Thị trường Việt Nam có 3 chủng loại sản phẩm nước giải khát là nước khoáng có ga và không ga; nước tinh khiết, ngọt, tăng lực, hoa quả các loại, và trà uống liền.
Theo đó, Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát cho biết nước tinh khiết, nước ngọt, tăng lực, hoa quả các loại và trà uống liền chiếm tỷ trọng 85% trong sản lượng sản xuất và tiêu thụ nước giải khát hàng năm. Nước khoáng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15%.
Nước tăng lực bắt đầu có chỗ đứng từ năm 2000 với một vài cái tên, được định hình là loại giúp cung cấp nguồn năng lượng, xóa tan cơn mệt mỏi, đánh thức mọi giác quan và đem lại cảm giác sảng khoái. Sau hơn 15 năm, hiện trên thị trường có khoảng trên dưới 20 thương hiệu nước tăng lực, từ ngoại đến nội.
Sự phát triển của ngành nước tăng lực được dự báo sẽ tiếp diễn nhanh. Euromonitor đánh giá thị trường nước tăng lực giaiđoạn 2014 - 2017 có tốc độ tăng trưởng tới 11% so với 7% mà BMI đưa ra dành cho nước có gas.
Tuy nhiên, để đi đến kết quả khả quan như dự báo, doanh nghiệp cần đẩy mạnh không chỉ chiến lược phân phối, marketing, mà quan trọng là phải thay đổi thị hiếu người dùng, làm sao để họ cởi mở hơn đối với sản phẩm. Nước tăng lực vốn bị đóng khung là một loại nước màu vàng, ngọt đậm, có tác dụng mạnh, chủ yếu hướng đến nam giới.
Khái niệm nước tăng lực truyền thống được người dùng xem như thức uống chức năng thay vì nước giải khát, nghĩa là chỉ
Sting hương dâu tây đỏ là nhãn hiệu nước tăng lực thành công được người Việt tin dùng bởi luôn cam kết đặt sức khoẻ người tiêu dùng là ưu tiên quan trọng hàng đầu. Màu thực phẩm sử dụng trong Sting được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công bố an toàn từ năm 1971 và sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chất lượng trên toàn thế giới. Ngoài ra, kết qua thanh tra từ Bộ Y tế tháng 11/2016 vừa qua cũng công bố 107/107 (100%) các mẫu thành phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm , bao bì được kiểm nghiệm tại SPVB đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; 78/78 nguyên liệu thực phẩm phụ gia nhập khẩu và mua trong nước đã được kiểm nghiệm chất lượng định kỳ đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng và đạt yêu cầu theo quy định của Pháp luật Việt Nam. |
uống khi mệt mỏi, cần tỉnh táo, chứ không phải uống do sở thích. Điều này vô tình khiến sản phẩm khó mở rộng phân khúc người dùng, không thể phổ biến như nước ngọt có ga hay trà đóng chai.
Do vậy, càng về sau, doanh nghiệp càng chủ động đa dạng đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách khiến người dùng thay đổi quan điểm, cởi mở hơn với nước tăng lực để thức uống này trở thành lựa chọn phổ biến hơn.
Tuy nhiên, quan điểm tiêu dùng không dễ để thay đổi. Xét trên thị trường Việt Nam hiện tại, thương hiệu tương đối thành công trong việc định hướng lại thị hiếu tiêu dùng là Sting hương dâu tây đỏ - một sản phẩm chất lượng đến từ tập đoàn PepsiCo.
Sting được bộ phận Nghiên cứu và phát triển của PepsiCo toàn cầu dày công nghiên cứu kỹ lưỡng để cho ra đời một công thức chất lượng với hương vị thơm ngon và màu sắc độc đáo. Sản phẩm đã có bước đột phá chinh phục hầu hết giới trẻ Việt ngay khi xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam năm 2003.
Sting hương dâu tây đỏ trở thành thức uống giải khát quen thuộc, thay vì một loại nước tăng lực thuần túy. Điều này được lý giải từ chiến lược phát triển sản phẩm như không đi theo công thức truyền thống là màu vàng - vị ngọt đậm, mà thay vào đó là màu đỏ, vị dâu ngọt vừa, dễ uống, phù hợp cho cả nam và nữ.
Kết quả, Nielsen cho biết Sting nằm trong top đầu thị trường nước uống tăng lực Việt Nam, có mặt trên khắp 89 tỉnh thành, từ thành thị đến nông thôn, hiện diện tại 1.052 siêu thị và đại siêu thị, 690 cửa hàng tiện lợi trên cả nước. Ngoài ra, Sting còn được yêu thích ở nhiều thị trường quốc tế khác như Philippines, Myanmar, Malaysia, Pakistan...