Điểm sáng tái cơ cấu ngành xây dựng

Trong thời gian vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tái cơ cấu, cổ phần hóa. Trong số đó phải kể đến Tổng công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng số 1 (FiCO) khi đã thực hiện cổ phần thành công và thu hút được đông đảo sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Trong số các doanh nghiệp ngành xây dựng thực hiện cổ phần hóa, Tổng công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng số 1 (FiCO) là một điển hình thu hút sự quan tâm của thị trường và nhà đầu tư. Phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của FiCO ngày 19/8 vừa qua đã diễn ra thành công, toàn bộ 25 triệu cổ phần chào bán đã được các nhà đầu tư mua hết. Giá đấu thành công cao nhất là 16.800 đồng/CP, thấp nhấp là 10.500 đồng/CP, bình quân là 10.502 đồng/CP. Qua IPO, FiCO đã thu về hơn FiCO 262 tỷ đồng, đây là một con số không nhỏ thể hiện sức hấp dẫn của một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành.

Ông Nguyễn Quang Trung - Tổng giám đốc Công ty vật liệu xây dựng số 1 - Công ty cổ phần Fico.

Không dừng ở thành công trước mắt, ngay tại Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của Tổng công ty diễn ra vào cuối tháng 9. Đại hội đã thống nhất mục tiêu và giải pháp xây dựng Tổng công ty trở thành doanh nghiệp thuộc top đầu cả nước về sản xuất kinh doanh xi măng, vật liệu xây dựng và khai thác chế biến khoáng sản; đưa thương hiệu FiCO trở thành thương hiệu mạnh trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Mục tiêu mà FiCO đề ra là đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7 - 9%/năm, phấn đấu đến năm 2020 doanh thu hợp nhất đạt 8.000 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 300 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ/vốn chủ sở hữu đạt trên 9% và tỷ lệ cổ tức trên 7%. Trước mắt, năm 2016, doanh thu toàn tổng công ty phấn đấu đạt 7.347 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 179 tỷ đồng. Năm 2017, kế hoạch doanh thu đạt 7651 tỷ đồng, lợi nhuận 194 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến tăng trưởng từ mức 4,5% trong năm 2016 lên 5% vào năm 2017.

Các cổ đông bỏ phiếu trong Đại hội cổ đông lần thứ 1.

Đặc biệt, FiCO sẽ tiến hành thực hiện các bước niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch trong thời hạn 1 năm kể từ ngày chuyển thành công ty cổ phần. Việc niêm yết cổ phiếu sẽ là cơ hội để thu hút dòng vốn đầu tư từ thị trường, tạo thêm nguồn lực tài chính dồi dào cho các dự án phát triển của FiCO.

Trước đó, vào tháng 5/2016, Tổng công ty FiCO ký hợp đồng nguyên tắc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược - Công ty cổ phần Đầu tư Xuân Cầu (đơn vị thành viên của Công ty TNHH Xuân Cầu). Theo hợp đồng được ký kết, Xuân Cầu là đối tác sẽ nắm giữ 40% vốn của FiCO.

Với việc Nhà nước nắm giữ 40,08% cổ phần, nhà đầu tư chiến lược là Cty CP Đầu tư Xuân Cầu nắm giữ 40% và 19,69% được bán ra công chúng sau khi IPO lần đầu vào tháng 8 năm 2016, Đại hội lần này đã mở ra cho FiCO cơ hội để đi nhanh hơn nữa và phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu cả nước về sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, xi măng và khai thác chế biến khoáng sản.
Khanh Ngọc
Thanh tra lao động ngành xây dựng còn bất cập
Thanh tra lao động ngành xây dựng còn bất cập

Không xây dựng biện pháp an toàn lao động, đơn vị huấn luyện an toàn lao động nhiều nhưng chất lượng chưa cao, nhân viên kiểm định thiếu năng lực… là những bất cập được đưa ra tại hội nghị triển khai Chiến dịch thanh tra lao động ngành xây dựng năm 2016 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 28/3.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN