Hướng đi mới cho nông dân Cẩm Đường

Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp đạt chỉ tiêu kế hoạch và đúng cơ cấu mùa vụ năm 2023, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các ngành chức năng triển khai hiệu quả các chương trình đề án trên lĩnh vực nông nghiệp, nhất là đối với các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; thực hiện chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Bên cạnh đó, huyện Long Thành chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hại trên cây trồng vật nuôi, nhất là trên đàn gia súc, gia cầm. Huyện triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch trồng rừng và cây phân tán năm 2023.

Ngoài ra, huyện theo dõi sát tình hình thời tiết, chủ động thực hiện công tác phòng chống bão lũ; thường xuyên kiểm tra hệ thống đập chứa nước, kênh mương để kịp thời sửa chữa hư hỏng, đảm bảo nguồn nước tưới và tiêu thoát lũ tại các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Cẩm Đường là trong những xã của huyện Long Thành có nhiều mô hình nông nghiệp đang phát huy hiệu quả, được người dân quan tâm. Điển hình như nhiều năm qua, cây khoai mì là một trong những cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân ở xã Cẩm Đường. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, bệnh khảm lá bùng phát và lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tinh bột mì.

Chú thích ảnh
Giống mì HN1 kháng bệnh khảm lá được nông dân Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trồng cho năng suất 40-50 tấn củ tươi/ha, cao gấp đôi so với giống mì cũ.

Thời gian qua, do trồng những giống mì truyền thống bị bệnh khảm lá, khiến nhiều nông dân gặp khó khăn. Để chuẩn bị cho đợt xuống giống mì niên vụ 2023-2024, người nông dân xã Cẩm Đường đã đưa giống mì kháng bệnh khảm lá vào trồng.

Theo Hội Nông dân xã Cẩm Đường cho biết, nông dân bất lực vì cây mì bị bệnh khảm lá. Qua mỗi năm, cây mì bị bệnh càng nặng hơn, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Niên vụ 2020 - 2021, khoảng 50% diện tích mì vừa nảy mầm đã bị quăn đọt, không phát triển rễ, còi cọc rồi chết yểu. Mỗi sào nông dân chỉ thu hoạch được chừng 800kg củ, không đủ bù vào chi phí đầu tư. Hai năm qua, bà con nông dân trong xã đã tìm hiểu giống mì kháng được bệnh khảm lá.

Vụ mì năm ngoái, một hộ nông dân trong xã trồng thí điểm 1 ha giống HN1, sau 6 tháng triển khai, các giống mì này phát triển rất tốt, đẻ nhánh nhiều, không bị bệnh khảm lá vi rút, khả năng chịu hạn cao và dự kiến cho năng suất 40-50 tấn củ tươi/ha, cao gấp đôi so với giống mì cũ.

Với năng suất của giống mì kháng bệnh khảm lá đem lại, Hội Nông dân xã đã tuyên truyền cho bà con nông dân đưa giống mì này vào trồng trong vụ hè thu niên vụ 2023-2024. Nhân rộng các giống mì kháng bệnh khảm lá là tin vui cho người nông dân, với hy vọng sẽ mang lại thu nhập ổn định cho họ.

Cũng tại xã Cẩm Đường, việc nuôi heo lấy thịt, cung cấp nguồn lương thực thịt heo sạch cho thị trường, luôn được nhiều nhà nông chọn lấy làm nghề kinh tế chính của hộ gia đình. Tuy nhiên, không mấy hộ chăn nuôi heo đạt kết quả kinh tế cao, do dịch bệnh trên đàn heo kéo dài với các loại bệnh thông thường như bệnh heo tai xanh, bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Là một trong những hộ nuôi heo của địa phương, chị Lê Thanh Lệ Vân, ngụ tại ấp Suối Quýt, xã Cẩm Đường, đã cố duy trì đàn heo bằng cách cho ăn thực phẩm sạch và tăng cường bổ sung nhóm biovitamin cho đàn heo cùng với việc phun xịt tiêu độc chuồng trại môi trường xung quanh thường xuyên. Nhờ vậy, đàn heo nhà chị Vân không bệnh, tăng trưởng, tăng cân đều. Cứ 4 tháng đến 5 tháng trong năm, chị xuất chuồng 1 lần khoảng 100 con, mỗi con dao động từ 100kg đến 120kg. Đến tháng 5 năm 2023, số lượng suất chuồng mỗi đợt tăng lên từ 150 con đến 400 con heo thịt. Lãi suất sau khi trừ hết chi phí khoảng 450 triệu đồng.

Chú thích ảnh
Trang trại heo thịt nhà chị Vân ấp Suối Quýt, xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Hộ chị Vân là hộ chăn nuôi heo đem lại hiệu quả kinh tế cao theo mô hình trang trại luôn thực hiện vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất nông sản sạch gắn với bảo vệ môi trường nông thôn, bảo vệ sức khỏe con người. Bên cạnh đó, chị Vân còn giúp khoảng 10 hộ tiếp cận con giống sạch bệnh mỗi năm.

Mỗi năm, chị Vân cũng tiếp đón hai đoàn về học hỏi mô hình chăn nuôi heo nái và heo thịt với cách áp dụng phương pháp cho heo ăn thức ăn sinh phẩm sạch bệnh và tăng cường nhóm biovitamin trên đàn heo.

Ngoài ra chị Vân còn vận động bà con, nông dân trong ấp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bản thân luôn giữ phẩm chất đạo đức tốt với mọi người thân và hàng xóm; Luôn thực hiện tốt các phong trào của xã Cẩm Đường gắn với việc tặng quà từ thiện cho nông dân gặp khó khăn trong xã. Vì vậy, chị Vân luôn được các cấp Hội và Chính quyền địa phương khen thưởng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền.

Bài và ảnh : N.Na
Đồng Nai học tập kinh nghiệm lĩnh vực chuỗi khép kín nông trại - chế biến - nhà hàng ở Nhật Bản
Đồng Nai học tập kinh nghiệm lĩnh vực chuỗi khép kín nông trại - chế biến - nhà hàng ở Nhật Bản

Trong khuôn khổ các hoạt động đi học tập kinh nghiệm lĩnh vực nông nghiệp tại Nhật Bản, sáng ngày 21/11 Đoàn công tác tỉnh Đồng Nai đã đi học tập mô hình chuỗi khép kín nông trại - chế biến - nhà hàng “Vege Rice” với diện tích sản xuất 128 ha, với hệ thống 6 nông trại liên kết sản xuất, 1 nhà sấy và nhà hàng Farmhourse BeJiraisu. Đây là hình thức sản xuất và kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dung mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN