Hòa Bình: Phát huy thế mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã áp dụng cơ giới hóa trong làm đất lúa và cây màu đạt tỷ lệ cao trên 90%.

Chú thích ảnh
Nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, các sản phẩm của Hòa Bình đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới.  Trong ảnh: Đoàn đại biểu các đơn vị cắt băng xuất khẩu lô hàng mía tươi đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: Thanh Hải/TTXVN

Trong đó, cơ giới hóa đất làm lúa đạt trên 95%; cây màu đạt trên 80%; cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa đạt khoảng 60-70%, tập trung tại các địa phương đã dồn điền, đổi thửa như: Yên Thủy, Lương Sơn, Kim Bôi, Thành phố Hòa Bình.

Cơ giới hóa đã giúp người dân tiết kiệm lượng giống, thuốc bảo vệ thực vật và hơn hết là nâng cao thu nhập của người dân trong canh tác sản xuất. Nhờ đó, giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác trồng trọt tăng dần (năm 2021 là 135 triệu đồng/ha đến năm 2023 khoảng 185 triệu đồng/ha)

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đẩy mạnh việc tưới tiêu chủ động bằng các máy bơm công suất lớn trong sản xuất cây có múi đạt trên 90%. Áp dụng hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt trên cây ăn quả có múi, trên rau có khoảng trên 1.000 ha góp phần giảm công lao động trong sản xuất.

Bước đầu ứng dụng công nghệ phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái (UAV) trên cây lúa và cây sắn.

Chú thích ảnh
Nho Hạ Đen tại vườn ươm Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình. Ảnh: Thanh Hải/TTXVN

Đã hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản cho một số cơ sở sơ chế, bảo quản như: Cơ sở sơ chế sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn, cơ sở bảo quản sản phẩm cam của Doanh nghiệp xây dựng Quang Hà – Cao Phong; Nhà sơ chế, đóng gói Công ty TNHH đầu tư và thương mại Tiến Ngân; nhà máy chế biến rau quả của Công ty TNHH Pacific tham gia liên kết sản xuất với các địa phương..

Cùng với trồng trọt, tỉnh còn đưa ứng dụng cơ giới hóa trong thiết kế cải tạo hệ thống chuồng nuôi. Trang trại chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ chuồng kín (chuồng lạnh) nuôi lợn thịt. Trên 70% chăn nuôi quy mô nhỏ và nông hộ chăn nuôi lợn thịt sử dụng hệ thống máng ăn, thiết bị núm uống tự động để lợn, gà có thể chủ động ăn, uống theo nhu cầu, đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt nhất.

Đối với chăn nuôi đại gia súc, các trang trại và nông hộ đều áp dụng cơ giới hoá để chế biến thức ăn. Chăn nuôi bò sữa sử dụng máy vắt chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Tỉnh hiện có 41 trang trại chăn nuôi lợn nái, lợn hậu bị và lợn thịt quy mô từ 300-3.000 con; 3 trang trại chăn nuôi bò của Công ty T&T 159 quy mô 500-7000 con bò thịt và bò cái sinh sản; trên 80 trang trại chăn nuôi gia cầm...

Trong lâm nghiệp tỉnh đã hỗ trợ, đầu tư xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động trồng, chăm sóc, khai thác rừng; góp phần giảm giá thành vận chuyển, bảo vệ và phòng chống cháy rừng hiệu quả.

PV
Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình phát huy các giá trị cao đẹp trong cộng đồng
Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình phát huy các giá trị cao đẹp trong cộng đồng

Ngày 19/5 (tức ngày 12/4 năm Giáp Thìn), tại chùa Phật Quang Tự - Hòa Bình, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – Dương lịch năm 2024.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN