Kon Tum khắc khoải hạn cuối vụ - Bài cuối

Toàn tỉnh Kon Tum có hơn 500 công trình thuỷ lợi, nhưng chỉ có 70 hồ chứa, còn lại là đập dâng, trong khi diện tích lúa chủ yếu tập trung ở các đập dâng. Tuy nhiên, đập dâng sử dụng nước cơ bản phụ thuộc vào lượng mưa. Qua kiểm tra, các công trình thì tại các hồ chứa, mực nước hiện tại thấp hơn cao trình ngưỡng tràn từ 1-5m; các dập dâng mực nước xấp xỉ và thấp hơn ngưỡng tràn. 

Bài cuối: Nỗ lực của địa phương

Theo ông Đinh Quang Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Kon Tum: Nguồn nước vẫn đảm bảo cung cấp phục vụ tưới đông xuân 2014-2015 (theo số diện tích gieo sạ đã đăng ký) theo kế hoạch. Tuy nhiên, nếu từ nay cho đến hết tháng 4 không có mưa, thì tình trạng khô hạn, thiếu nước có thể xảy ra ở một số khu vực, công trình thuỷ lợi ở thành phố Kon Tum và 5 huyện khác trong tỉnh (Sa Thầy, Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Rẫy, Ngọc Hồi). Tổng diện tích cây trồng dự kiến khô hạn là trên 1.500ha, trong đó diện tích lúa là khoảng 700 ha, cà phê 800 ha.

Mặc dù nhận định là nguồn nước đủ tưới cho diện tích gieo trồng theo kế hoạch, nhưng ông Hiền vẫn thừa nhận năm 2014 tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh đạt thấp sơn so với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm từ 10-25%. Hiện mực nước trên các sông, suối, ao hồ đang giảm dần và có thể cạn kiệt vào cuối tháng 4 này. Lượng nước thiếu hụt từ 10-40% so với trung bình nhiều năm.

Bơm nước cứu lúa ở thôn 5, thị trấn Dak Rve.


Tại huyện Kon Rẫy, theo anh Đinh Văn Quang-Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kon Rẫy: Nếu tình trạng khô hạn nắng nóng kéo dài như hiện nay trên địa bàn huyện, thì sẽ xảy ra khô hạn. Nguyên nhân bà con canh tác trên diện tích đất sử dụng nguồn nước trên đập tạm, đập bổi, vì vậy khả năng khô hạn, diện tích khô hạn là cao.

Trước thực trạng hạn hán trên, UBND tỉnh Kon Tum đã có liên tiếp nhiều văn bản, chỉ thị để chỉ đạo triển khai việc phòng, chống hạn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015. Theo đó, tỉnh Kon Tum yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện tốt một số nhiệm vụ cấp bách như: Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến thời tiết, nguồn nước, nhất là dự báo về mưa, thường xuyên tổ chức kiểm đếm cụ thể nguồn nước trữ tại các hồ chứa, sông, suối để có giải pháp ứng phó kịp thời; các địa phương, Ban quản lý khai thác các công trình thủy lợi xây dựng phương án phòng, chống hạn, bảo vệ sản xuất theo điều kiện cụ thể từng vùng, từng khu vực để chủ động bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ.

Quản lý chặt nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát nước của các hồ chứa thuỷ lợi. Có biện pháp quản lý, sử dụng, phân phối nước hợp lý, có kế hoạch bố trí lịch tưới, tưới luân phiên, tưới tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao; huy động các lực lượng và nhân dân nạo vét hệ thống kênh mương, cửa vào các cống lấy nước, trạm bơm tưới, khơi thông dòng chảy, lắp trạm bơm dã chiến…


Bài và ảnh: Cao Nguyên
Kon Tum khắc khoải hạn cuối vụ - Bài 1
Kon Tum khắc khoải hạn cuối vụ - Bài 1

Từ nay đến hết tháng 4, nếu không có mưa, toàn tỉnh Kon Tum sẽ bị hạn hán khốc liệt ở cuối vụ. Chạy đua với thời tiết, các cấp, các ngành trong tỉnh Kon Tum đang nỗ lực hết mình, chắt chiu từng giọt nước, để cứu lấy cây trồng.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN