Ngày 26-27/7, Thiếu tướng Đặng Trọng Cường, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La đã làm việc với Công an các phường Mộc Châu, Mộc Sơn, Vân Sơn và Thảo Nguyên.
Sáng 22/8, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển thị trường và thương hiệu Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dành cho quả thanh long và Chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho sản phẩm nước mắm.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 51.798 ha cây ăn quả; trong đó, sầu riêng là cây chủ lực với diện tích 22.458 ha. Nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác thiết lập, cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu.
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản gắn với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm gia tăng giá trị, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Bình Thuận. Đây được xem là công cụ cần thiết, quan trọng để khẳng định chất lượng, uy tín cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, đặc trưng của tỉnh.
Ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình và chính quyền huyện Cao Phong hiện đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả Đề án tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 quyết tâm giữ vững thương hiệu cam Cao Phong.
Với tiềm năng lợi thế lớn của tỉnh về cây sắn, kèm theo điều kiện thuận lợi từ gia đình sẵn có nhà máy chế biến tinh bột sắn, anh Đặng Khánh Duy, ngụ xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh đã thành công trong việc tìm hiểu quy trình chế biến sâu từ tinh bột sắn, để tạo ra loại bánh tráng đạt chuẩn, siêu mỏng.
Quýt rừng có vị ngọt thanh, thơm mát đặc trưng. Quả quýt non hoặc chín có thể dùng làm thuốc nam, lá cây có thể làm gia vị. Mỗi ha cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Nhận thấy nhu cầu của thị trường và giá trị kinh tế mang lại cao hơn nhiều so với các loại các cây trồng khác, trong quá trình lựa chọn, phát triển các sản phẩm đặc trưng, cây quýt hôi bản địa đã được UBND huyện Bá Thước quan tâm phục tráng, mang lại giá trị kinh tế khá.
Sáng ngày 29 tháng 10 năm 2020, Hợp tác xã Hoàng Liên đã tổ chức lễ khai trương long trọng tại xã Tả Van, thị xã Sapa, Lào Cai với sự tham gia của hơn 100 khách mời với đông đảo cơ quan ban ngành đến dự và chính quyền và người dân 2 xã Hoàng Liên và Tả Van.
Theo thống kê từ Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai, trong 5 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh có 134 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 99 người, bị thương 124 người.
Những năm qua, nghề làm miến dong ở xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã tạo việc làm và thu nhập ổn định, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Những năm qua, người dân huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã đưa cây cam vào trồng trên địa bàn ở các xã vùng cao để nâng cao thu nhập.
Với người Gia Rai ở Tây Nguyên, nhà Rông được coi là linh hồn của làng, là nơi khí thiêng của đất trời, sông núi hội tụ để bảo trợ dân làng… Vì vậy, Lễ hội cúng Thần nhà Rông được xem là một trong những lễ hội độc đáo và quan trọng nhất.
Ngày 15/6, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu Lê Văn Thăng cho biết, hết ngày 12/6, toàn tỉnh Lai Châu đã chi trả được hơn 122,5 tỷ đồng cho 155.080 người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, đạt 98,74 %.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 12/6, Quốc hội thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Nội dung này được nhiều cử tri tại các địa phương trên cả nước quan tâm.
Nên tích hợp các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tránh phân tán nguồn vốn - đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV vào chiều 12/6.
Chiều 12/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu thảo luận tại hội trường về chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Chiều 12/6, qua theo dõi phiên thảo luận của Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, các cử tri Lào Cai đều phấn khởi, đánh giá cao nội dung phiên thảo luận.
Ông Vũ Văn Lung (sinh năm 1951, ở thôn Bình Ca 1, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) là một người thành công trong phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Nhờ kết hợp trồng rừng, cây ăn quả, nuôi cá và trồng phong lan, hàng năm, gia đình ông thu nhập trên 800 triệu đồng.
Để thuận lợi hơn trong việc đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính quyền các cấp về với bà con, tháng 8/2017, chi bộ bản Rào Tre được thành lập. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng đây được xem là bước tiến mới trong công tác phát triển Đảng ở đồng bào dân tộc Chứt.
Sau hơn nửa thế kỷ được phát hiện và đưa về định cư dưới chân núi Kà Đay, cuộc sống của người Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã đổi thay rõ rệt.
Ngày 6/6, tại xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn - Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Sơn La tổ chức lễ ra quân Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2020.