Danh sách những câu lạc bộ từng chia tay V-League

Lịch sử bóng đá Việt Nam từng chứng kiến nhiều CLB không tham dự V-League và giải thể do thiếu kinh phí hoạt động.

Hòa Phát Hà Nội

Hòa Phát Hà Nội là một cái tên đình đám của bóng đá Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2008. Trước đây, họ có tiền thân là đội Công an Hà Nội rồi đổi tên thành CLB Hàng không Việt Nam. Tới năm 2004, đội bóng mới có tên chính thức là Hòa Phát Hà Nội.

Mặc dù có một lịch sử phát triển lâu dài nhưng đội bóng này cũng phải trải qua nhiều thăng trầm trước khi chính thức giải thể vào năm 2011.

Trong 8 năm hoạt động, Hòa Phát Hà Nội có 1 chiếc Cúp quốc gia năm 2006 và 2 lần về nhì tại giải hạng Nhất.

Hà Nội ACB

Tiền thân của Hà Nội ACB là CLB Đường sắt Việt Nam, một đội bóng giàu truyền thống từng sản sinh nhiều danh thủ cho bóng đá Việt Nam như Lê Thụy Hải, Mai Đức Chung…

Chú thích ảnh
Hòa Phát Hà Nội (bên phải) là một trong những đội bóng từng chia tay V-League vì lý do giải thể. Ảnh: VSI

Trong những năm 2000, Hà Nội ACB thường được nhắc tới cùng với ông bầu Nguyễn Đức Kiên. Trong lịch sử CLB, Hà Nội ACB từng vô địch quốc gia năm 1984 (thời điểm đó có tên gọi là Giải bóng đá A1 toàn quốc).

Năm 2012, Hà Nội ACB rơi vào khủng hoảng khi bầu Kiên bị bắt vì sai phạm liên quan tới kinh tế. Năm 2011, CLB từng tiếp quản nhân sự từ Hòa Phát Hà Nội nhưng sau 1 năm, chính họ cũng phải giải thể.

Khatoco Khánh Hòa

Trong lịch sử tham dự bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, Khánh Hòa không phải đội bóng giàu thành tích. Tuy nhiên, họ vẫn là một trong những đội bóng lâu đời của Việt Nam khi được thành lập vào năm 1976.

Ở mùa giải 2006, Khatoco Khánh Hoà thậm chí còn đoạt giải phong cách dù chỉ xếp hạng 6 chung cuộc tại V-League.

Dẫu vậy, Khatoco Khánh Hòa đã không thể gắn bó lâu dài với bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Trong nhiều năm tham dự giải V-League, Khatoco Khánh Hòa được đặt biệt danh là "Vua trụ hạng".

Kết thúc mùa giải 2012, đội bóng quyết định giải thể do những khó khăn tài chính. Suất tham dự V-League của họ sau đó được chuyển giao cho Vicem Hải Phòng.

Hiện tại, Khánh Hòa đã được thành lập lại. Họ là tân binh tại V-League 2023. Mùa trước, Khánh Hòa kết thúc với ngôi vị á quân V-League 2.

Xi măng Xuân Thành Sài Gòn

Đội bóng Xuân Thành Sài Gòn được ông bầu Nguyễn Đức Thụy đầu tư vào năm 2010. Ở mùa giải 2012, Xuân Thành Sài Gòn đã đua vô địch cùng SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T nhưng chung cuộc chấp nhận vị trí thứ 3. Thế nhưng, sau đó 1 mùa giải, Xuân Thành Sài Gòn bất ngờ bỏ giải sau vòng 19 vì bất bình với án phạt từ VFF.

Kienlongbank Kiên Giang

Kienlongbank Kiên Giang lần đầu tiên giành quyền chơi V-League là ở mùa giải 2012. Trong 2 mùa ở giải đấu cấp cao nhất của bóng đá Việt Nam, Kienlongbank Kiên Giang không có thành tích thi đấu ấn tượng. Tới mùa giải 2014, đội bóng đã không đăng kí tham dự V-League. Sau đó, họ cũng tuyên bố giải thể vì những khó khăn tài chính.

Hiện tại, Kiên Giang cũng đã thành lập trở lại giống như Khánh Hòa. Đội bóng đang thi đấu tại giải hạng Nhì quốc gia. Mùa trước, họ đã vô địch giải hạng Ba quốc gia.

Theo Thethaovanhoa.vn
Dàn tân binh đáng chú ý của V-League 2023
Dàn tân binh đáng chú ý của V-League 2023

Mùa bóng 2023 đã cận kề và với nhiều câu lạc bộ (CLB), ngoại binh vẫn có vai trò quyết định tới 50% thành tích. Sự xuất hiện của những "ông Tây" mới hứa hẹn sẽ giúp giải đấu cao nhất Việt Nam đáng chú ý hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN