Cảnh giác với hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi dịp cuối năm

Cuối năm là thời điểm nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng tăng cao, nhiều loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trà trộn vào thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân.

Chú thích ảnh
Người dân tham quan phòng trưng bày hàng thật - hàng giả của Tổng cục Quản lý thị trường.

Nhân ngày phòng chống hàng giả Việt Nam 29/11, phóng viên Báo Tin tức có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) về vấn đề này.

Thưa ông, mức độ vi phạm hàng giả, hàng nhái thời gian qua đã diễn ra như thế nào?

Tình trạng vi phạm hàng giả, hàng nhái thời gian qua vẫn diễn ra. Nguồn gốc hàng giả, hàng nhái xuất phát từ hai nguồn, thứ nhất là hàng nhập lậu từ nước ngoài, hàng xách tay và hàng giả sản xuất chính trong thị trường nội địa.

Các đối tượng làm hàng giả, hàng nhái hiện nay cũng dùng công nghệ  rất tinh vi để trốn tránh việc kiểm tra của cơ quan chức năng cũng như đánh lừa người tiêu dùng. Hàng giả hiện nay có rất nhiều hình thức, có thể là làm giả bao bì, nhãn mác. Tinh vi hơn là giả công dụng, việc làm giả rất khó phát hiện ra, chỉ khi người tiêu dùng mua về sử dụng mới phát hiện ra. Tiếp theo là giả xuất xứ hàng hoá, hay có một số hình thức giả về tiêu chuẩn chất lượng… 

Có thể nói vấn nạn hàng giả tiếp tục thể hiện ở nhiều hình thức, đòi hỏi người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý, kiểm soát phải thường xuyên cập nhật. Đặc biệt, về phía doanh nghiệp bị làm giả hàng hoá cũng nên có ý thức phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái. để có cách phòng tránh sớm, thay vì doanh nghiệp ngại ảnh hưởng đến thương hiệu của mình.

Ông Trần Hữu Linh chia sẻ với phóng viên:

Như ông vừa nói, tình trạng hàng giả hàng nhái ngày càng tinh vi thì lực lượng Quản lý thị trường có gặp khó khăn gì hay không, thưa ông?

Phòng chống hàng giả, hàng nhái  là vấn đề lâu dài, thời gian tới, lực lượng chức năng cần tăng cường công tác phối hợp để đẩy lùi tệ nạn này. Lực lượng Quản lý thị trường có nhiệm vụ chống hàng giả trong thị trường nội địa, song cần sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên giới khi hàng giả, hàng nhái thâm nhập vào thị trường và sản xuất trong thị trường nội địa. 

Hàng hoá nhiều nhưng lực lượng Quản lý thị trường rất mỏng, do vậy cần sự phối  hợp của người dân và doanh nghiệp, đây là vấn đề rất quan trọng.  Cùng với đó, công tác kiểm tra kiểm soát cần quyết liệt hơn, tập trung vào những đường dây, ổ nhóm, tụ điểm nóng ở địa bàn thành phố lớn nơi tập trung đông dân cư, đặc biệt là chế tài trong thời gian tới cần phải có tính răn đe hơn nữa, để các đối tượng sản xuất hàng giả phải chùn bước. 

Chuẩn bị bước vào những tháng cuối năm, thường là thời điểm nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng tăng cao, kéo theo đó là nhiều loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trà trộn vào thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi, Tổng cục Quản lý thị trường đã có những chuẩn bị như thế nào?

Chuẩn bị cho cao điểm cuối năm và Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, lực lượng Quản lý thị trường đã có kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong công tác chống hàng giả, lực lượng Quản lý thị trường dự báo tình hình sau khi dịch COVID-19 đi qua thì hàng tồn, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu sẽ quay lại thị trường. 

Trong 9 tháng năm 2022 lượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường khá nhiều tập trung tại nhiều thành phố lớn. Vì vậy, cao điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023, lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống hàng giả để phục vụ cho người tiêu dùng đón Tết an toàn.

Với nhiệm vụ được giao, lực lượng QLTT cả nước ã tăng cường bám sát các địa bàn trọng điểm và đã có Kế hoạch triển khai công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023. Tuy nhiên, cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái thì việc kiểm tra, xử lý chỉ là giải quyết vấn đề ngọn, còn lại quan trọng là làm sao tuyên truyền người dân, người mua hàng biết cách phòng tránh. Do đó, chúng tôi triển khai nhiều chương trình tuyên truyền, phố biến, đặc biệt là duy trì phòng trưng bày hàng thật hàng giả để giúp người dân nâng cao nhận thức phòng chống hàng giả.

Song để làm chuyển biến từ gốc, đẩy lùi vấn nạn hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, thì bên cạnh việc nâng cao năng lực, kiến thức chuyên sâu cho người dân, doanh nghiệp và các cán bộ thực thi nhiệm vụ, cũng cần sớm hoàn thiện các khuôn khổ pháp luật, đặc biệt là các biện pháp xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cùng với đó, trang bị phương tiện, cơ sở vật chất, đặc biệt, phải ứng dụng công nghệ vào quá trình kiểm tra, kiểm soát, nhận diện các hành vi vi phạm để xử lý triệt để vấn nạn này.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Trang/ Báo Tin tức (thực hiện)
Kế hoạch về cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết 2023
Kế hoạch về cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết 2023

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa ban hành Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN