Xây dựng các công cụ cần thiết để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái

Chiều 29/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Cơ sở khoa học về ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam".

Hội thảo là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài quốc gia mã số KX04.04/16-20 thuộc Chương trình Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016 - 2020. Đây là hoạt động nhằm công bố những kết quả nghiên cứu bước đầu về khung lý thuyết của đề tài, cung cấp những luận cứ khoa học nhằm lý giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài cho biết: Hội thảo hướng tới các tiếp cận khoa học trong và ngoài nước; khung phân tích lý luận dưới góc độ các môn khoa học xã hội và nhân văn; các lý thuyết liên quan tới suy thoái, tha hóa, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; luận giải cách thức, công cụ, cơ chế để ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ là đòi hỏi cấp bách nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và củng cố lòng tin của Nhân dân vào Đảng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thanh Sơn, Phó Chủ nhiệm Đề tài nêu rõ trọng tâm nghiên cứu là làm gì, làm như thế nào để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Mục tiêu của Đề tài là xác định rõ cơ sở khoa học để xác định nội hàm, tiêu chí, công cụ đánh giá việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; trên cơ sở đó xây dựng khung phân tích định tính và định lượng phù hợp.

Đề tài phân tích rõ hiện trạng công tác ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; làm rõ những thành công và hạn chế trong công tác này, các căn nguyên, hệ quả, cơ chế xử lý, những vấn đề đặt ra cần giải quyết; đề xuất định hướng, giải pháp phù hợp để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thời gian tới.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thanh Sơn cho biết, một trong những đầu ra cơ bản của nghiên cứu là đề xuất các định hướng giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị Việt Nam; đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá, ngăn chặn, đẩy lùi để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tự soi mình nhằm khắc phục, sửa chữa và góp ý cho nhau, góp phần chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu các tổ chức Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng.

Dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khoa học khác nhau, các tham luận đã đề cập nhiều vấn đề lý luận, cơ sở lý thuyết đa chiều, khá phong phú, giàu tính gợi mở để Đề tài có thêm căn cứ khoa học giải quyết tốt các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Một số tham luận đã phân tích nhiều góc cạnh các phạm trù cơ bản về ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Trên cơ sở làm rõ nội hàm các khái niệm và phạm trù liên quan, các tham luận cũng nghiên cứu các tiêu chí nhằm ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt phương pháp luận và nhận thức luận, mà còn là tiền đề, điều kiện, là công cụ để xem xét, phân tích, lý giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra.

Một số tham luận đã luận giải nhiều chiều các nguyên nhân khiến cho việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, công chức, viên chức không hiệu quả, vướng nhiều hạn chế, yếu kém. Các phân tích đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong công tác ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái do nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó những nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định.

Các ý kiến tại hội thảo tiếp tục thảo luận về việc cần tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực trong xây dựng khung khổ lý luận; xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Các tiêu chí đánh giá cần cụ thể, có thể định lượng ở mức có thể bên cạnh các tiêu chí định tính. Xây dựng, hoàn thiện các công cụ cần thiết, hiệu lực hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái; đánh giá khách quan, chính xác hiệu lực của các công cụ đã được Đảng và Nhà nước sử dụng trong thời gian qua; làm rõ các yếu tố tác động đến việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"...

Quỳnh Hoa (TTXVN)
Vai trò của nhân dân trong đấu tranh, đẩy lùi sự suy thoái, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hoá'
Vai trò của nhân dân trong đấu tranh, đẩy lùi sự suy thoái, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hoá'

Việc phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ phải được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, kiên trì, thiết thực, hiệu quả.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN