Đổi mới công tác dân vận ở Đảng bộ Khối các cơ quan TW

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Chương trình xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới và tăng cường công tác dân vận trong Đảng bộ Khối.

Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới, các cấp ủy Đảng thường xuyên quán triệt cho cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò công tác dân vận; xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban chấp hành các đoàn thể, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là trách nhiệm người đứng đầu.

Bà Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác dân vận 6 tháng đầu năm 2013, ngày 15/7. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN


Các cấp ủy Đảng tổ chức học tập, quán triệt chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương và của Đảng ủy Khối về công tác dân vận đến cán bộ, đảng viên, hội viên, công chức, viên chức và người lao động. Nội dung công tác dân vận được đưa vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và chương trình hội nghị liên tịch giữa cấp ủy với lãnh đạo cơ quan, đơn vị và Ban chấp hành các đoàn thể. Các chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề về công tác dân vận từ 1-2 lần/năm. Các cấp ủy phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị chỉ đạo đoàn thể tổ chức phong trào thi đua, nâng cao nhận thức về công tác dân vận, tổ chức tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong “dân vận khéo”.

Cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị triển khai có hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Cấp ủy các cấp lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nghị định, chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác dân vận thành các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể để toàn thể công chức, viên chức, người lao động thực hiện. Các cấp ủy lãnh đạo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chủ động tham mưu, đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân thuộc ngành mình phụ trách. Cấp ủy Đảng phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị phát hiện những vấn đề bức xúc trong cơ quan, đơn vị, đề ra biện pháp, có lộ trình cụ thể để giải quyết kịp thời, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của công chức, viên chức và người lao động.

Định kỳ, đồng chí Bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối thoại trực tiếp với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nghe và tiếp thu ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và quần chúng. Cấp ủy phối hợp xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trọng tâm là công tác tổ chức cán bộ, tài chính và việc thực hiện chế độ, chính sách cán bộ. Các cấp ủy trực thuộc tăng cường lãnh đạo đối với các đoàn thể; xây dựng, tổ chức lực lượng làm công tác dân vận; tăng cường kiểm tra, giám sát về công tác dân vận.

 
Hương Thủy
Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Để thực hiện tốt Nghị quyết về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới", cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, nhân dân về vị trí, vai trò của công tác dân vận trong giai đoạn mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN