Quá trình từ đi chợ đến tử vong của một nạn nhân cúm A/H7N9

20 ngày sau khi đi chợ gia cầm, anh Hongming đã chết. Anh bị nhiễm virus cúm A/H7N9.


Hongming là được ghi trong hồ sơ là bệnh nhân số 8. Anh làm việc ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Anh 38 tuổi và là người thứ 5 tử vong vì loại virus này.


Sharon Sanders, tổng biên tập và chủ tịch tờ FluTrackers đã miêu tả lại quá trình nhiễm bệnh của anh Hongming dựa trên bài báo gốc bằng tiếng Trung của Wei Chen Xiaoyan Zhao thuộc Mạng Kinh tế Trung Quốc.


Ngày 0: Nhiễm bệnh. Ngày 8/3, Hongming đạp xe đi chợ và mua phải 2 con gà mà các nhà nghiên cứu cho là bị nhiễm virus H7N9 để làm thịt cho ngày hôm sau. Trong ảnh: Gà bị nhốt trong lồng ở một khu chợ Hong Kong ngày 8/3.


Ngày 1: Ngày 9/3, anh chuẩn bị làm món gà om cho gia đình. Anh không ăn thịt gà nhưng quá trình làm gà được cho là nguyên nhân khiến anh nhiễm virus. Trong ảnh: Các nhân viên mặc đồ bảo hộ bắt đầu tiêu hủy gia cầm ở một chợ gia cầm đầu mối ở Thượng Hải - nơi có chim bồ câu nhiễm virus H7N9.


Ngày 2: Triệu chứng đầu tiên của cúm gia cầm bắt đầu: Tiêu chảy. Trong ảnh: Một bé gái nhiễm virus cúm A/H7N9 ở Bắc Kinh đã khỏi bệnh.

Ngày 5: Hongming quá mệt nên không thể đi chợ.


Ngày 7: Ngày 15/3, triệu chứng của anh trầm trọng hơn và anh bị sốt. Anh miêu tả triệu chứng gồm mất vị giác, tiêu chảy, sốt. Anh đến phòng khám và họ khuyên anh đến bệnh viện. Trong ảnh: Một y tá và một bệnh nhân tại phòng khám ở bệnh viện Ditan, Bắc Kinh.

Ngày 8: Thay vì đến bệnh viện bình thường, Hongming lại đến một bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc khi sốt tới 40 độ C. Bác sĩ ở đây bảo anh đến bệnh viện hiện đại nhưng anh bảo là bận không đi được.

Ngày 10: Cuối cùng, anh quay về nhà ở Hàng Châu và đến bệnh viện hiện đại ở quận Xiaoshan để nhập viện. Trong ảnh: Một bé gái nhiễm virus H7N9 đang nằm trên giường bệnh.

Ngày 11: Hongming cho biết anh cảm thấy khỏe hơn, có lẽ là nhờ được điều trị ở bệnh viện. Trong ảnh: Một y tá ở bệnh viện Ditan, Bắc Kinh.

Ngày 12: Mọi chuyện đột ngột thay đổi khi Hongming bắt đầu nôn ra máu và bị chẩn đoán viêm phổi. Anh gọi vợ và nói rằng anh có thể bị bệnh nặng. Anh nói: "Anh nôn ra hàng bát máu". Trong ảnh: Một chai cồn sát khuẩn, găng tay và quần áo bảo hộ của nhân viên y tế tại khu vực cách ly ở một bệnh viện thành phố Đài Bắc ngày 16/4.

Ngày 13: Ngày 21/3, Hongming được đặt ống thở sau khi lượng ôxy trong máu giảm và phổi bị viêm. Điều trị viêm phổi không còn có tác dụng với anh. Trong ảnh: Tiêm phòng cúm H5N1 cho gà.

Ngày 15: Cả hai phổi của Hongming đều bị viêm. Anh bị buộc chặt vào giường để không thể gỡ ống thở ra. Anh bất tỉnh vì các loại thuốc được truyền vào cơ thể. Trong ảnh: Tiêu hủy vịt phòng cúm gia cầm.

Ngày 16 và 17: Các chuyên gia không thể chẩn đoán chính xác bệnh của Hongming. Họ được tin Hongming có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm A. Nhưng lúc đó, họ chưa xét nghiệm virus H7N9. Trong ảnh: Bác sĩ chờ lấy mẫu máu tại khu cách ly ở một bệnh viện ở Hàng Châu.


Ngày 18: Triệu chứng của Hongming tiếp tục xấu đi. Các cơ quan không làm việc. Ống thở là thứ duy nhất giúp anh còn sống. Vợ anh quyết định đưa anh về nhà và rút ống thở ra.

Ngày 19: Hongming chết vì suy đa tạng. Anh 38 tuổi. Trong ảnh: Vịt làm sẵn để chuẩn bị chế biến tại một nhà hàng ở Thượng Hải.

Hongming là nạn nhân cúm A/H7N9 đầu tiên của tỉnh Chiết Giang.  Đến nay đã có 77 người nhiễm virus này và trong số đó 16 người tử vong. Trong ảnh: Một gia đình đeo khẩu trang phòng virus cúm.



Thùy Dương (Chùm ảnh: Internet)

Số ca nhiễm và tử vong do virus H7N9 tăng ở Trung Quốc
Số ca nhiễm và tử vong do virus H7N9 tăng ở Trung Quốc

Hiện tổng số ca nhiễm H7N9 tại Trung Quốc đã lên tới 77 người, trong đó có 16 người chết vì loại virus này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN