Phó bảng Nguyễn Long và cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1882

Nhân 115 năm mất của Phó bảng Nguyễn Long (1909-2024) và 142 năm diễn ra trận đánh thành Hà Nội (1882-2024), ngày 8/11, Viện Sử học tổ chức Hội thảo khoa học Phó bảng Nguyễn Long và cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1882.

Đây cũng là dịp để các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về trận đánh bảo vệ thành Hà Nội năm 1882, tìm hiểu sâu hơn về công lao, đóng góp của các tướng lĩnh, trong đó có Phó bảng Nguyễn Long. Tại hội thảo, các nhà khoa học tham luận hai chủ đề chính: Bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1882; thân thế, sự nghiệp và đóng góp của Phó bảng Nguyễn Long. 

Video GS.TS Đỗ Quang Hưng (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ thông điệp truyền tải qua tham luận:

Thông qua tham luận “Thái độ của nhà Thanh đối với cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai của thực dân Pháp”, GS.TS Đỗ Quang Hưng (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh thái độ của triều đình nhà Thanh đối với "vấn đề Bắc Kỳ" trong nửa cuối thế kỷ XIX… 

Tại hội thảo, TS Trần Thị Phương Hoa (Viện sử học), trình bày tham luận “Sự kiện Pháp đánh thành Hà Nội qua một số tài liệu tiếng Pháp”, nhằm cung cấp thêm nguồn tài liệu tiếng Pháp, giúp độc giả có góc nhìn đa chiều hơn về sự kiện quân Pháp tấn công thành Hà Nội…

Chú thích ảnh
TS Trần Thị Phương Hoa (Viện sử học), trình bày tham luận “Sự kiện Pháp đánh thành Hà Nội qua một số tài liệu tiếng Pháp”.

“Có một số chi tiết thực tế đã bị phía Pháp không nói đến trong sử liệu được công bố rộng rãi như: Chi tiết cụ Hoàng Diệu cử cụ Hoàng Hữu Xứng đến gặp Rivière để trao đổi, thương thảo hoặc chi tiết cụ Hoàng Diệu xin hoãn trả lời tối hậu thư… Pháp đã ngụy tạo lý do, đổ lỗi cho thái độ bất hợp tác của phía An Nam để tiến hành cuộc xâm chiếm phi pháp và phi nghĩa. Pháp không nắm rõ lực lượng trong thành, do đó không đề cập cụ thể tên của các viên quan giữ thành…”, TS Trần Thị Phương nhấn mạnh.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Các nhà khoa học trình bày tham luận tại hội thảo.

Đặc biệt, các bài tham luận về Thân thế và sự nghiệp của Phó bảng Nguyễn Văn Hậu (Nguyễn Long) của TS Trần Xuân Trí (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Thân thế và sự nghiệp của Võ Phó bảng Nguyễn Long của TS Bùi Thị Hà (Viện Sử học) và vai  trò của Phó bảng Nguyễn Long trong trận chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1882 của ThS. Đỗ Xuân Trường (Viện Sử học)... đã đi sâu, làm rõ hơn thân thế, sự nghiệp, đóng góp của Phó bảng Nguyễn Long dựa trên các nguồn tư liệu đáng tin cậy.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Các đại biểu tìm hiểu tài liệu lịch sử.
Chú thích ảnh
Gia đình, dòng họ của cụ Phó bảng Nguyễn Long chụp ảnh kỷ niệm tại hội thảo.

Hai bài tham luận Chân dung vị võ tướng tham gia bảo vệ thành Hà Nội của TS Phạm Quốc Quân (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) và Truyền thần lưu sử về bức chân dung cổ hoa Phó bảng Nguyễn Long của nhóm tác giả TS Nguyễn Quốc Sinh (Viện Sử học), TS Lê Xuân Dũng (Đại học Mỹ thuật Việt Nam) căn cứ vào bức ảnh truyền thần còn lưu lại hiện nay, không chỉ phân tích, đánh giá giá trị về lịch sử - văn hóa, nghệ thuật, mà còn góp thêm nhiều thông tin về thân thế, sự nghiệp của Phó bảng Nguyễn Long.

Hồng Phượng/ Báo Tin tức
Năm 2024 khả năng là năm nóng nhất trong lịch sử
Năm 2024 khả năng là năm nóng nhất trong lịch sử

Năm 2024 khả năng là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên ghi nhận nhiệt độ toàn cầu đạt mức tăng hơn 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là dự báo được Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra ngày 7/11.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN