Không ‘nương tay’ với vi phạm bản quyền phần mềm, dám phạt lên tới 3 tỷ đồng

Trong 5 năm tới Việt Nam phấn đấu tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính giảm xuống ngang bằng với các nước trong khu vực.

Bài 1:  Đồng bộ các giải pháp "chặn đứng" vi phạm


Gần 4 tháng sau khi có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2018), những quy định trong Bộ Luật Hình sự số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, được Quốc hội thông qua vào ngày 20/6/2017, đặc biệt là quy định về “Pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan, xâm phạm nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý”, đồng thời đưa mức phạt vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong đó có bản quyền phần mềm máy tính; đã góp phần một phần nào vào cuộc chiến chống xâm phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam.


Không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý


Theo ông Trần Văn Minh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh các hoạt động thực thi hiệu quả và tích cực hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Từ ngày 1/1/2018, pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự cho các tội xâm phạm do doanh nghiệp thực hiện.

Với sự nỗ lực của Chính phủ, hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đã có những tiến bộ đáng kể. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Các quy định pháp luật Việt Nam được xây dựng, hoàn thiện từ thực tiễn hoạt động quản lý, điều hành hoạt động đối với quyền tác giả, tiếp thu những chuẩn mực quốc tế, đáp ứng các yêu cầu thúc đẩy bảo hộ có hiệu quả và hội nhập quốc tế.


Về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã ký kết nhiều Điều ước quốc tế song phương và đa phương có liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan.Theo đó, Việt Nam có nghĩa vụ bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đã nêu:“Nâng cao ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan trong toàn xã hội. Củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi quyền tác giả từ Trung ương đến địa phương”.


Bộ Luật Hình sự số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, được Quốc hội thông qua vào ngày 20/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018 đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam nhằm thực thi nghiêm khắc chống lại tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong đó có bản quyền phần mềm máy tính.


Theo quy định mới của Bộ luật Hình sự sửa đổi, lần đầu tiên pháp nhân thương mại phải chịu TNHS về các tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.


Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật; trong đó có thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình máy tính.Qua hoạt động thanh tra cho thấy, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn diễn ra khá phổ biến, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền, ảnh hưởng đến hoạt động sáng tạo, sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Mặc dù, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến trong công việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm, nhưng tỷ lệ vi phạm theo công bố của BSA Liên minh phần mềm vẫn là 78% ( tính đến năm 2016)”, ông Trần Văn Minh cho biết.


Cũng theo ông Minh, nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do nhận thức, hiểu biết, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan của các tổ chức, cá nhân còn nhiều hạn chế. Nhưng khi các hình phạt nghiêm khắc được qui định trong Bộ Luật hình sự sửa đổi này có hiệu lực từ năm nay, tôi cho rằng/ khuyến cáo rằng đã đến lúc các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải gấp rút rà soát lại tình hình sử dụng phần mềm tại doanh nghiệp mình, và có hành động kịp thời, để tránh những tổn thất nặng nề về uy tín, tài chính cũng như hoạt động của doanh nghiệp nếu một ngày các hành vi vi phạm bị cơ quan chức năng phát hiện”, ông Minh nhấn mạnh.


Đẩy mạnh hoạt động thanh tra theo từng năm


Hàng năm, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương, tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đặc biệt là chương trình máy tính.


Năm 2017, đã thực hiện quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính của 63 doanh nghiệp (theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của chủ sở hữu), số máy tính kiểm tra 2.472 máy tính. Trong đó có 54 doanh nghiệp có hành vi sao chép chương trình phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu, xử lý vi phạm hành chính là1,65 tỷ đồngvà nộp vào ngân sách nhà nước.Sau thanh tra, các doanh nghiệp có hành vi vi phạm buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, dỡ bỏ các bản sao phần mền máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu và mua bản quyền phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.


Riêng đầu năm 2018, Thanh tra Bộ tiếp tục tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính tại 26 đoanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 750 triệu đồng.


Ngoài các hoạt động thực thi, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gửi hàng chục nghìn bản khuyến cáo đến các doanh nghiệp, đề nghị chủ động rà soát lại hệ thống công nghệ thông tin và chuẩn bị các tài liệu phù hợp chứng minh quyền sở hữu giấy phép đối với tất cả các phần mềm đang sử dụng hoặc phân phối và khuyến cáo đến các doanh nghiệp, nếu vi phạm các quy định của pháp luật về SHTT, quyền tác giả, quyền liên quan sẽ chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, ông Minh cho biết.

Theo ông Trần Văn Minh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Với khung hình phạt nghiêm khắc mới mà Bộ Luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực từ tháng 1/1/2018 sẽ áp dụng đối với pháp nhân thương mại cố tình vi phạm bản quyền phần mềm máy tính nói riêng và quyền tác giả nói chung; tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm xuống đáng kể.

Cùng với đó, nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số04/2007/CT-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2007 về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính và Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31/12/ 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan chức năng ở địa phương, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan nhất là chương trình máy tính, nhằm rút ngắn tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam, hiện tại là 78% . Trong 5 năm tới Việt Nam phấn đấu tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính giảm xuống ngang bằng với các nước trong khu vực.


Cũng theo ông Minh, sau một thời gian hoạt động,Chương trình 168 về phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn I (2006-2010) và tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi quyền SHTT trong giai đoạn II (2012-2015) với sự tham gia của 09 Bộ gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Công an; Bộ Thông tin và Truyền thông; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm nhân dân tối cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.


Nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập. Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp thực hiện Chương trình hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giai đoạn III (2018-2022).


Năm 2018, theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Chúng tôi tin rằng, với khung hình phạt nghiêm khắc mới mà Bộ Luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực từ tháng 1/1/2018 sẽ áp dụng đối với pháp nhân thương mại cố tình vi phạm bản quyền phần mềm máy tính nói riêng và quyền tác giả nói chung; tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm xuống đáng kể, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới”, ông Minh nhấn mạnh.

Theo quy định tại Bộ Luật hình sự sửa đổi, từ ngày 1/1/2018, pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự cho các tội xâm phạm do doanh nghiệp thực hiện. Pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan, xâm phạm nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Điều 225 của Luật sửa đổi cũng quy định về tội “Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan” cũng có sửa đổi. Cụ thể,cá nhân phạm tội này bị phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù tới 5 năm; còn pháp nhân thương mại phạm tội này bị phạt từ 300 triệu - 1 tỷ đồng. Trường hợp phạm tội hai lần trở lên, hàng hóa vi phạm trị giá 500 triệu trở lên có thể bị phạt tới 3 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động đến 2 năm. Ngoài ra, có thể áp dụng thêm nhiều hình phạt cho một pháp nhân thương mại như đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn.


Bài cuối:  Muốn hội nhập, phải có một 'môi trường sạch'


PT/ Báo Tin tức
Doanh nghiệp cần tự rà soát phần mềm máy tính để tránh bị phạt vi phạm bản quyền
Doanh nghiệp cần tự rà soát phần mềm máy tính để tránh bị phạt vi phạm bản quyền

Đó là thông tin được ông Trần Văn Minh, Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa ra tại tọa đàm Doanh nghiệp (DN) Việt Nam và vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ Luật hình sự (sửa đổi) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) tổ chức ngày 18/4.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN