Phương pháp chữa cháy rừng

Nắng nóng đang làm tăng nguy cơ cháy rừng. Chữa cháy được chia thành 2 loại: Chữa cháy trực tiếp và chữa cháy gián tiếp.


Để quyết định áp dụng chữa cháy trực tiếp hay gián tiếp, người chỉ huy phải nhanh chóng đánh giá đám cháy, gồm các chi tiết: Xác định lưỡi lửa (đầu đám cháy); ước lượng tốc độ lan tràn của đám cháy; loại vật liệu cháy sẽ tiếp tục; các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đám cháy như địa hình, nhiệt độ không khí, tốc độ gió, thời gian trong ngày…; xác định số người cần cho chữa cháy; nguồn nước có thể phục vụ chữa cháy; các đường băng ngăn cháy tự nhiên có thể lợi dụng được.


Chữa cháy trực tiếp là sử dụng tất cả các phương tiện thủ công và cơ giới tác động trực tiếp vào đám cháy để dập lửa. Chữa cháy trực tiếp thường áp dụng đối với đám cháy có cường độ thấp, dễ tiếp cận.


Cho dù áp dụng phương pháp chữa cháy này, vẫn phải coi trọng vấn đề an toàn cho con người. Khi cường độ cháy và tốc độ lan tràn lửa nhanh (0,4 km/giờ) thì chỉ nên đi chữa cháy vào lúc chiều tối, khi đó nhiệt độ hạ thấp và tốc độ gió giảm xuống.

 

*Phương pháp chữa cháy gián tiếp: Áp dụng khi đám cháy lớn, cường độ cháy cao, tốc độ lan tràn nhanh, diện tích đám cháy lớn hơn 1ha, diện tích rừng còn lại (cần bảo vệ) rất lớn. Ngoài ra, sau khi làm băng trắng hoặc băng khống chế lửa, có thể chuyển từ chữa cháy gián tiếp sang chữa cháy trực tiếp.


Một số biện pháp chữa cháy gián tiếp:


- Làm băng khống chế lửa: Băng khống chế lửa được làm ở phía trước đám cháy và có xu hướng cong về hai phía của ngọn lửa. Khoảng cách giữa băng khống chế lửa với lưỡi lửa tùy thuộc vào cường độ của đám cháy, độ dốc và tốc độ gió nhưng phải bố trí sao cho khi thi công xong, băng khống chế lửa, thì đám cháy mới tiến đến băng này, để đảm bảo an toàn cho nguời chữa cháy. Bề rộng của băng từ 15-20 m (ít nhất là 1,5 lần chiều cao của ngọn lửa). Tuy nhiên đối với đám cháy lớn, khi có gió to hoặc dịa hình dốc thì bề rộng của băng có thể tăng lên 20-30 m.


Phương pháp này hiệu quả và an toàn do mỗi người được phân công rõ ràng (với khoảng cách đều và mọi người cùng tiến lên) nên không va quẹt dụng cụ thủ công vào người khác.


- Đào rãnh ngăn cháy ngầm: Có thể ngăn chặn đám cháy mặt đất phát triển thành cháy ngầm bằng cách đào rãnh ngăn cách lớp than bùn sát tâng đất mặt. Rãnh đào sâu hơn lớp than bùn từ 20 - 50 cm, rộng từ 6 -10 m.


- Biện pháp đốt chặn: Đốt chặn là biện pháp dựa vào địa hình tự nhiên, đường giao thông hoặc băng khống chế lửa (băng tựa) để đốt trước một diện tích đủ lớn ở phía trước hướng phát triển của đám cháy chính. 


XM(Theo tài liệu Cục Kiểm lâm)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN