Nỗi lo của học sinh nghèo Lào Cai - Kỳ cuối

Trên thực tế, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã vùng cao giảm chậm, trong khi sách vở của học sinh qua sử dụng chuyền tay nhau sẽ không tránh được sự rách nát, thất thoát, phải mua sắm thêm và mua sắm lại nếu có những nội dung đổi mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.


CẦN CÓ CHIẾN LƯỢC LÂU DÀI

Đặc biệt, một số trường vùng cao chưa tổ chức tốt việc học tập trung theo kiểu bán trú, đang gặp rất nhiều khó khăn khi bố mẹ phải bỏ một khoản thu nhập của gia đình ra mua sách vở cho các em đến lớp. Nghị định 74 của Chính phủ quy định mức hỗ trợ cho mỗi học sinh 70.000 đồng/tháng (tức 630.000 đồng/năm học) để mua sách vở và đồ dùng học tập. Nghị định hết hiệu lực, đối với gia đình ít con đi học còn đỡ, gia đình có 2, 3 con trở lên đi học là cả một vấn đề đáng lo ngại mỗi khi năm học mới bắt đầu. Vậy nên nhiều bố mẹ đã nghĩ tới việc bắt con phải thôi học sớm để bớt gánh nặng về kinh tế.

Phụ huynh học sinh tham gia góp sức tu sửa vườn trường.

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Hiệu trưởng trường Lùng Cải, huyện Bắc Hà cho biết: "Trường có trên 100 học sinh, nhưng chỉ có 50% các em ở bán trú, còn lại các em ở rải rác các bản làng cách trường 2 - 3 km. Trước khi Nghị định 74 hết hiệu lực, nhà trường đã tuyên truyền đến cha mẹ học sinh chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho con em mình. Tuy nhiên, đối với những hộ thuộc diện nghèo, việc bỏ ra một khoản tiền để mua sắm sách vở đầu năm học là cả một vấn đề lớn. Bên cạnh đó, một số hộ đã quen được bao cấp sách vở cho con em mình từ những năm trước, nên chưa chủ động việc này. Nhà trường cũng đã đề nghị lên cấp trên xin hỗ trợ sách giáo khoa nhưng không biết khi nào nhận được".

Mường Khương là một trong 3 huyện nghèo của Lào Cai. Hiện thư viện trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Nấm Lư của huyện đã không còn quyển sách giáo khoa nào để phát cho học sinh. Trong trường hợp này, nhà trường phải chia nhóm, cứ 10 - 12 học sinh dùng chung 4 - 5 quyển sách. Những em không bán trú thì buộc các thầy, cô giáo phải lên phương án chia theo địa bàn cư trú, thôn nào nhiều học sinh thì sẽ được nhiều sách giáo khoa...

Chuẩn bị bữa ăn cho học sinh từ gạo được Nhà nước cấp phát.

Thầy giáo Lâm Chí Hiếu, Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Nấm Lư tâm sự: “Những năm trước, giáo viên chúng tôi chỉ lo sao cho các em đi học chuyên cần, nay ngoài việc lo cho các em đến lớp, nhà trường lại thêm một nỗi lo khác là làm sao vận động được phụ huynh học sinh mua đủ sách cho con em đến trường, làm sao có thật nhiều tổ chức, cá nhân và các nhà từ thiện quyên góp để các em có đủ sách học”.

Hiện ngoài chính sách hỗ trợ theo Nghị định 74 của Chính phủ, học sinh vùng cao Lào Cai còn được hưởng lợi từ một số chính sách hỗ trợ khác theo các quyết định của Trung ương và của tỉnh. Tuy nhiên, mỗi chính sách đều hướng đến một đối tượng khác nhau và khi Nghị định 74 hết hiệu lực thì hàng nghìn học sinh là con em hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh đã và đang ít nhiều bị ảnh hưởng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành và phụ huynh học sinh để các em yên tâm học tập.
Hương Thu
Nghị định 74 hết hiệu lực: Nỗi lo của học sinh nghèo Lào Cai
Nghị định 74 hết hiệu lực: Nỗi lo của học sinh nghèo Lào Cai

Bước vào năm học mới 2015 - 2016, Nghị định 74/2013/NĐ-CP quy định về "Miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập trong các cơ sở giáo dục quốc dân" của Chính phủ, chính thức hết hiệu lực.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN