Nghề nuôi dê ở Kim Phượng

Xã Kim Phượng thuộc huyện miền núi Định Hóa, Thái Nguyên; chủ yếu là đồng bào Kinh, Hoa, Nùng, Tày, Sán Chí, Dao làm ăn, sinh sống. Với nghề nông là chủ đạo, ngoài cây lúa nước, đồng bào còn trồng các loại hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ sự đa dạng trong cây trồng và vật nuôi, đời sống đồng bào đã được cải thiện.

Đặc biệt, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi dê ở Kim Phượng đã và đang trở thành mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Nuôi dê chỉ cần bỏ vốn ban đầu mua con giống, còn người nuôi không phải chi phí cho thức ăn và đầu tư nhiều vào chuồng trại. Không những thế, dê lại sinh sản nhanh, dễ nuôi.



Các hộ gia đình người Tày, Nùng chăn dê tại vùng núi Trại Trâu (Định Hóa, Thái Nguyên).

Chị Trần Thị Tuyển, đồng bào Hoa ở bản Nà Pẻn, Kim Phượng, Định Hóa, Thái Nguyên, chăn dê ở vùng núi Nản.

Dê được nuôi thả ở vùng núi Nản.

Cho dê uống nước muối loãng để tăng cường sức khỏe.

Buổi tối là lúc đồng bào đưa dê về chuồng.


Thu Loan
Tiền Giang phát triển mạnh mô hình nuôi dê
Tiền Giang phát triển mạnh mô hình nuôi dê

Tại tỉnh Tiền Giang đang phát triển mạnh phong trào chăn nuôi dê và đang được xem là mô hình thoát nghèo bền vững cho nhiều hộ dân ở vùng nông thôn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN