Hỗ trợ nuôi dạy trẻ em vùng cao

Công ty cao su 74 thuộc Binh đoàn 15, đóng chân trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã hình thành 16 điểm trường nhà trẻ và mẫu giáo tại các đội sản xuất, để nuôi dạy các cháu trong độ tuổi là con em công nhân và nhân dân trong vùng.

16 điểm trường (mỗi đội sản xuất một điểm trường) đã thu hút được 768 cháu; trong đó có 370 cháu lớp mẫu giáo và 398 cháu lớp nhà trẻ.100 cô giáo vốn là công nhân của công ty đã tự nguyện chuyển nghề từ chăm sóc vườn cao su sang nuôi dạy các cháu. Các cô được tập huấn về chuyên môn bài bản và thực hiện nhiệm vụ đúng theo quy định, đảm bảo nuôi dạy trẻ chất lượng và tiến bộ.

Các cháu được học ở môi trường tốt.


Cô Nguyễn Thị Kim Hoa, Hiệu trưởng điểm trường ở đội sản xuất số 3 đã gắn bó với công việc nuôi dạy trẻ được 21 năm tâm sự: “Ai nhìn vào nghề nuôi dạy trẻ sẽ cho rằng rất nhàn hạ, song thực tế, công việc này lại rất vất vả để nuôi dạy các cháu chăm ngoan và nên người. Chúng tôi rất mừng là các cháu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, sau khi về nhà đến bữa ăn là các cháu lại khoanh tay mời cha mẹ dùng cơm, đến giờ thì đòi đi học để được chơi với cô giáo... Đây là một trong những niềm vui giúp đội ngũ cô giáo ở đây thấy ấm lòng và gắn bó với nghề lâu dài”.

Các bậc cha mẹ dù là công nhân trong công ty hay là người dân trong vùng đều rất an tâm khi gửi con em vào các điểm trường. Công ty đã hỗ trợ thêm khẩu phần ăn cho các cháu từ 12.000đồng - 15.000 đồng/cháu cho 2 bữa ăn trong ngày, các bậc cha mẹ chỉ đóng góp thêm mỗi tháng 20.000 đồng/cháu để mua sắm quần áo đồng phục và một số đồ dùng sinh hoạt khác.

Đồng bào mang con cháu đến các điểm trường gửi, để yên tâm lao động, sản xuất.


Anh K'Sor Thiên, người dân tộc J'rai, ở làng Sung Kép (xã Ia Glar), cho biết: “Mình có một con gái gửi tại điểm trường ở đội sản xuất số đã ba năm rồi, mình rất tin tưởng bởi thấy con gái luôn khỏe mạnh, lễ phép và chăm ngoan. Vợ chồng mình đang có kế hoạch gửi tiếp cháu thứ hai vào điểm trường, nhờ các cô nuôi dạy”.

Công ty cao su 74 là điểm mở đầu trong xây dựng các điểm trường có hiệu quả, sau đó tất cả các công ty trong Binh đoàn 15 đồng loạt triển khai thực hiện theo mô hình này. Đại tá Võ Phước Nguyên, Chủ nhiệm chính trị Binh đoàn 15 cho biết: Binh đoàn có 21 đầu mối nằm trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định và Quảng Bình với hơn 200 điểm trường mẫu giáo, nhà trẻ thu hút hơn 10.000 cháu là con em công nhân trong các công ty, xí nghiệp và đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng.

Bài và ảnh: Văn Thông

Loay hoay bài toán nhà trẻ cho con công nhân
Loay hoay bài toán nhà trẻ cho con công nhân

Gần đây đã xảy ra liên tiếp những vụ trẻ em mầm non bị bảo mẫu bạo hành, khiến dư luận phẫn nộ. Đây là hồi chuông cảnh báo tình trạng thiếu nhà trẻ cho con em công nhân lao động ngoại tỉnh, đặc biệt ở các Khu Công Nghiệp-Khu chế xuất trên địa bàn TP Hồ chí Minh và các tỉnh lân cận.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN