Hát Xoan Phú thọ Tinh hoa của dân tộc

Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất Tổ Hùng Vương - Phú Thọ. Ngày 24/11/2011, hát xoan - Phú Thọ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.


 

Biểu diễn hát xoan, Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại tại Lễ hội Đền Hùng
năm Nhâm Thìn 2012.

 

 

Phường hát xoan là một tổ chức văn nghệ của làng, phần lớn là những người có quan hệ họ hàng với nhau. Hát xoan là tiếng hát dâng thần linh, cầu chúc, khấn nguyện thần linh ban phúc cho dân làng... Có 3 hình thức hát xoan: Hát thờ cúng các Vua Hùng và thần thành hoàng làng, hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe và hát lễ hội là hình thức để nam nữ hát trao duyên. Hát xoan có hát đối giao duyên nam nữ giữa đào xoan và trai làng; hát múa mời rượu, hát tiều ngư canh mục - còn gọi là mò cá, điệu múa hát của ước vọng sinh sôi.


Theo khảo sát của tỉnh Phú Thọ, hiện còn khoảng 70 nghệ nhân hát xoan, nhưng chỉ có khoảng 10 người có khả năng truyền dạy, toàn tỉnh có khoảng gần 100 người tham gia các phường xoan, nhưng chỉ khoảng 50 người biết hát. Các di tích như đình, miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt hát xoan từ xa xưa đến nay chỉ còn khoảng hơn 10 di tích.

Các nghệ nhân biểu diễn hát xoan tại đình An Thái, xã Kim Đức, TP Việt Trì (Phú Thọ).

 

Nghệ nhân hát xoan Nguyễn Thị Sủng, 86 tuổi, xã Kim Đức, TP Việt Trì (Phú Thọ) truyền dạy hát xoan cho con cháu.

Giờ học hát xoan của cô và trò Trường Tiểu học Thọ Sơn, phường Thọ Sơn, TP Việt Trì (Phú Thọ).

Thanh Tùng

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN