Độc đáo Lễ hội Hết Chá của đồng bào dân tộc Thái

Lễ hội Hết Chá thường tổ chức vào mùa xuân, để tạ ơn của những người được thầy mo chữa cho khỏi bệnh, tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần sông, thần núi, thần thổ địa đã giúp cho con người người khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu…


Buổi lễ được bắt đầu bằng lời tuyên bố của ông chủ tế. Ba thầy mo khấn mời thần linh về dự lễ.

Mọi hoạt động trong lễ hội diễn ra xung quanh một cây nêu được treo hoa ban, hình muông thú, ong bướm, chống chiêng… đủ màu sắc để tượng trưng cho sự sống, mùa xuân của đất trời.

Nói về nguồn gốc của lễ hội, từ thời xa xưa, dân nghèo ốm đau không có thuốc thang chữa trị, thường nhờ thầy cúng (Mọ Mun) cúng chữa bệnh cho nhân dân, những người được thầy cúng cho khỏi bệnh thì được thầy cúng nhận làm con nuôi.

Mâm lễ vật chính gồm có: xôi, rượu, vải, tiền, ngan, gà trống, lợn.

Các thầy cúng nhập hồn, cởi áo, đầu quàng khăn Mọ mun.

Thầy cúng nhận quà của con nuôi nào ông thử xem tấm lòng của con nuôi có thực lòng quý mình không, ông lấy kiếm chọc vào gói quà và đưa lên tai để nghe ngóng.

Người con nuôi bày tỏ lòng thành kính với thầy mo đã chữa bệnh cho mình.

Phần hội diễn ra những trò diễn dân gian vui nhộn, dạy con cháu khai hoang ruộng nương, tập cho trâu cày, đánh bắt cá,...

Những tiết mục xòe Thái uyển chuyển, nhịp nhàng quanh cây nêu hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã.

Vẻ đẹp của cô gái dân tộc Thái tại lễ hội.


Lê Phú/ Báo Tin Tức
Nét đẹp áo Cóm của phụ nữ dân tộc Thái
Nét đẹp áo Cóm của phụ nữ dân tộc Thái

Nếu như hoa Ban là biểu tượng cho vùng núi Tây Bắc thì áo Cóm chính là biểu tượng không thể thiếu của người phụ nữ dân tộc Thái. Cũng như áo dài của người con gái Việt Nam, áo Cóm là bộ trang phục truyền thống làm tôn lên vẻ đẹp của phụ nữ dân tộc Thái.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN