Tăng trưởng rất cần, nhưng sự bền vững còn quan trọng hơn

Quốc hội dành 2 ngày cuối tuần để thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Bên hàng lang Quốc hội, phóng viên báo Tin tức đã ghi nhận một số ý kiến của đại biểu.

Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội), Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội:

Chú thích ảnh

Tôi quan tâm đến sự bền vững của các chính sách. Chúng ta rất cần tăng trưởng, đó là thước đo sức khỏe nền kinh tế đất nước, nhưng sự bền vững còn quan trọng hơn. Hiện thế giới rất biến động, khó lường. Chúng ta cần chủ trương, chính sách lâu dài, căn cơ, điều này quan trọng hơn những con số tuyệt đối trong báo cáo kinh tế - xã hội.

Trong lĩnh vực xã hội, tôi quan tâm vấn đề việc làm. Hiện nay, số doanh nghiệp thành lập mới khá nhiều nhưng số doanh nghiệp giải thể và chờ giải thể cũng rất cao. Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, con số này chiếm đến hơn 86% so với số doanh nghiệp thành lập. Quy mô các doanh nghiệp thành lập mới mấy năm gần đây có vẻ giảm dần. Đây là vấn đề chúng tôi rất lo.

Năng suất lao động có tăng nhưng khi phân tích kỹ hơn thì nó không tăng thực chất mà do chúng ta huy động nguồn vốn cao hơn, khiến năng suất tăng. Quay ngược lại, thụ hưởng người dân không tăng tương ứng với mức tăng của năng suất lao động và mức tăng của nền kinh tế.

Sắp tới, chính sách của Chính phủ phải nhanh đi vào cuộc sống hơn nữa. Chính sách đúng mà ra muộn thì mất thời cơ. Doanh nghiệp Việt Nam rất cần điều này để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp):

Chú thích ảnh

Trong 3 năm qua, theo đánh giá của tôi, trọng tâm cốt lõi của Chính phủ đặt ra là tái cơ cấu nền kinh tế (trong đó có tái cơ cấu nền nông nghiệp). Vấn đề này đã được quan tâm chỉ đạo sát sao, qua đó tạo được tiền đề tốt cho giai đoạn tới. Về GDP tăng hàng năm, năm nay đã tăng 6,98%, cao nhất trong các năm qua.

Tuy nhiên, trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp vẫn còn một số hạn chế nhất định như hàng hóa nông sản phải giải cứu, cung cầu còn mất cân đối, lúc thừa lúc thiếu, đơn cử như giá thịt lợn trồi sụt. Đó là hạn chế trong chỉ đạo, điều hành. Người dân thấy mặt hàng nào có lợi là đổ xô đầu tư, mà không có sự định hướng.

Đây là hạn chế trong quy hoạch của chúng ta. Về lâu dài, chỉ đạo phải quyết liệt và sát sao hơn nữa.

Hoàng Dương/Báo Tin tức
Đại biểu Quốc hội nói về khu đất quốc phòng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Đại biểu Quốc hội nói về khu đất quốc phòng trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chiều 26/10, phát biểu tranh luận tại hội trường Quốc hội, đại biểu Bùi Thanh Tùng (Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng) đã có báo cáo về khu đất quốc phòng trên địa bàn Hải Phòng mà trước đó, đại biểu Dương Trung Quốc (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) đã nhắc đến khi kiến nghị Chính phủ sớm có lộ trình chấm dứt cái gọi là "phạt cho tồn tại".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN